Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93326891 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Trận Pôltava (1709)

    Ngày gửi bài: 10/02/2012
    Số lượt đọc: 3357

    Vào một ngày đầu thu năm 1709, tại vùng rừng núi phụ cận phía bắc thị trấn Poltava, khi tiếng súng và tiếng kèn xung trận đã im hẳn, rải rác đó đây khói lửa cuộc chiến vẫn mù mịt bầu trời, Piôt đại đế – vị vua anh hùng của nước Nga đứng trước đoàn quân chiến thắng đã nói một cách hùng hồn rằng: "Mặt trời ban mai đã từ thiên đình rơi xuống và cuối cùng nền móng của thành Saint Petersbourg đã được vững vàng". Lời nói ấy vừa là tuyên bố chiến thắng của nước Nga đánh bại cuộc xâm lăng của Thụy Điển và cũng là tuyên cáo mở đầu một thời kỳ mới huy hoàng của nước Nga cổ kính.

    Trước khi trận Poltava xảy ra, Nga vẫn chưa phải là một quốc gia được châu Âu kiêng nể. Mặc dù ngay từ khi lên ngôi Vua, Píôt đại đế với cố gắng và trí thông minh của mình đã đề ra nhiều cải cách tiến bộ nhằm biến đổi đất nước, song phần lớn các cải cách đó chưa được thực hiện một cách đầy đủ và nước Nga vẫn ở trong tình trạng hoảng loạn. Lúc này, cuộc chiến tranh phương bắc đã lan rộng và Thụy Điển nổi lên như là một quốc gia hùng mạnh nhất bằng việc chinh phục phần lớn các nước vùng Ban Tích. Nước Nga rộng lớn, giàu có tài nguyên cũng không nằm ngoài dự kiến chinh phục của Thụy điển, đứng đầu là vua Charles XII – một con người hãnh tiến và không kém phần kiêu ngạo. Thế nhưng, với thất bại ở Poltava đã lật nhào vị thế cao cả của Thụy Điển, đưa nước Nga từ vị trí thấp kém trở thành một cường quốc ở châu Âu. Sau này, có nhiều sử gia cho rằng, nếu như Píôt Đại đế bị thất bại trong trận Poltava thì chắc chắn đất nước ông khó tránh khỏi vòng nô lệ và mọi cải cách của ông sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn. Vậy mà nước Nga đã chiến thắng. Cả châu Âu không khỏi kinh ngạc. Người ta được biết trước đó hai năm, đoàn quân Thụy Điển dưới quyền thống lĩnh của Charles XII, sau khi chinh phục được Đan Mạch, Ba Lan và xứ Saxony đã bắt đầu vượt biên giới Nga tiến về Moskva và không ai không tin tưởng rằng, quân Thụy Điển sẽ hoàn toàn đè bẹp đất nước này.

    Lịch sử không ít những trường hợp diễn ra trái ngược với những điều mà người ta dự đoán. Trong suốt quá trình tiến quân, kể từ đầu năm 1707, quân Thụy Điển đã vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ của người Nga. Thậm chí, một cánh quân do tướng Lơvanhauta cùng đoàn vận tải lương thực, vũ khí đạn dược bị tiêu diệt hoàn toàn tại Letxna vào tháng 10 năm 1708. Trước tình hình đó, Charles XII quyết định hoãn tiên công Moskva mà bắt đầu chuyển sang đánh chiếm Ucraina, Charles XII tăng cường bổ sung lực lượng, dự trữ lương thực, thực phẩm và dự định vào mùa đông Moskva mà bắt đầu chuyển sang đánh chiếm Ucraina, nơi có kho tàng dự trữ lương thực dồi dào của quân Nga. Cũng tại Ucraina, Charles XII tăng cường bổ sung lực lượng, dự trữ lương thực, thực phẩm và dự định vào mùa xuân năm 1709 sẽ ra quân đánh chiếm vào trung tâm nước Nga.

    Về phía quân Nga, Píôt đại đế liền cho triển khai ngay lập tức các lực lượng độc lập phối hợp với quân du kích ở Ucraina tiến hành các trận đánh nhỏ lẻ nhưng liên tục, gây thương vong lớn cho quân Thụy Điển. Việc vua Ba Lan, đồng minh của Thụy Điển bị những người ủng hộ nước Nga bắt giam và âm mưu lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía Thụy Điển bị sụp đổ khiến Charles XII bắt đầu do dự. Nhưng với niềm kiêu hãnh của mình, ông ta đã thực hiện một cố gắng cuối cùng, tập hợp một đội quân lớn bao gồm 46.000 người quyết định tiến về Moskva, trị tội kẻ dám đương đầu với ông. Và thế là Poltava một thị trấn nhỏ án ngữ con đường dẫn đến Moskva trở thành nơi chôn vùi uy danh của Charles XII cùng vị thế của đất nước ông.

    Cuộc công kích vào Poltava được tiến hành ngay từ đầu tháng 5 năm 1709 nhưng kéo dài suốt ba tháng mà quân Thụy Điển vẫn không chiếm được. Tại đây, Nga có khoảng 4.000 quân cùng với 2.500 dân binh được vũ trang đã kiên cường chiến đấu, đánh lui nhiều đợt công kích với lực lượng ưu thế của Charles XII. Nắm bắt thời cơ quân Thụy Điển bị kìm chân ở Poltava, lại được biết Charles XII bị trọng thương, Píôt đại đế quyết định tập trung lực lượng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh, chấm dứt cuộc xâm lăng của Thụy Điển.

    Rạng sáng ngày 6 tháng 7, Piốt đại đế điều 4,2 vạn quân cùng 72 khẩu pháo vượt qua sông Vơxcơla đến khu vực phía bắc Poltava tiến hành xây dựng công sự, lán trại kiên cố. Chọn nơi đây để xây dựng trận địa, Píôt đại đế nhất đã toan tính kỹ càng bởi đó là khu vực địa hình rừng núi phức tạp, hết sức lợi thế cho tác chiến phòng ngự. Phía trước lán trại là một thung lũng có chiều rộng khoảng 2,5 km. Bên phải thung lũng bị hạn chế bởi khe sâu, bên trái là rừng Iacôpxư và phía trước thung lũng là rừng Buđixenxky và rừng Iacôpxư có một khoảng đất rộng khoảng 1,5 km và là con đường duy nhất dẫn đến Poltava. ý định của Píôt là dựa vào lán trại kiên cố, quân Nga có thể chiến đấu phòng ngự, tiêu hao và làm yếu dần sức chiến đấu của quân Thụy Điển. Từ ý định đó, ông cho xây lán trại, công sự đảm bảo vừa phòng ngự tốt, vừa có thể nhanh chóng chuyển sang phản công, lại giữ an toàn cho quân Nga khỏi bị công kích bất ngờ. Về phía tây nam lán trại, khoảng giữa rừng Buđixenxky và rừng Iacôpxư ông cho xây dựng 10 ổ đề kháng. Trong đó 6 ổ được xây dựng chính diện nhằm bảo vệ những nơi tiếp giáp của địa hình; còn 4 ổ khác được xây dựng thẳng góc với 6 ổ trên, có nhiệm vụ chia cắt quân Thụy Điển bằng hỏa lực bắn xuyên hông (các ổ đề kháng thực chất là các công sự dã chiến hình vuông, cách nhau từ 200-300 bước chân; mỗi ổ đề kháng được bố trí một đại đội bộ binh và có từ 1-2 khẩu pháo hạng nhẹ). Để chặn đường rút lui của quân Thụy Điển qua sông Đơnhíep, Píôt đã điều động một đội quân Côdắc đến bố trí tại vùng Rêsêtilôvxky. Ông còn dự kiến nếu quân Nga thất bại, buộc phải rút lui qua sông Vơxcơla thì cần bố trí một lực lượng nhỏ để bảo vệ và xây dựng công sự kiên cố tại Xêmênôvxca và Pêtrôxva trước khi trận đánh bắt đầu. Đó là cách nhìn xa trông rộng của Píôt mà ngay cả Charles XII cũng không thể ngờ tới.

    Được tin Píôt đại đế đang tập trung lực lượng tại khu vực Iacôpxư, Charles XII đã quyết định bất ngờ công kích nhằm tiêu diệt đối phương. Sau khi để lại một phần lực lượng tiếp tục bao vây Poltava, Charles XII đã cùng với hơn 2 vạn quân ngay trong đêm 7 ngày 8 tháng 7 tiến đến khu vực quân Nga đang tập trung bằng đội hình bốn khối bộ binh đi trước và 6 khối kỵ binh đi sau. Mặc dù bị thương nặng nhưng người ta vẫn thấy Charles XII nằm trên cáng để chỉ huy đội quân của ông bước vào trận chiến.

    Do không tiến hành trinh sát trước, nên rạng đông ngày 8 tháng 7, quân Thụy Điển bất ngờ gặp trước mặt các ổ đề kháng của quân Nga. Hỏa lực pháo binh và súng trường từ các ổ đề kháng bắn ra mãnh liệt buộc bộ binh Thụy Điển phải triển khai vội vã đội hình chiến đấu. Suốt 2 giờ kịch chiến, quân Thụy Điển chỉ chiếm được hai tuyến đường nhỏ giữa các ổ đề kháng. Charles XII lệnh cho quân của ông đi vòng qua các ổ đề kháng dọc theo ven rừng Budixenxky. Nhưng do khoảng cách hạn chế, quân Thụy Điển không triển khai được toàn bộ nên 6 tiểu đoàn và vài đại đội kỵ binh do Rôtxa và Sơlippenvaxa chỉ huy bị các ổ đề kháng của quân Nga cắt đứt khỏi lực lượng chủ yếu của Charles XII và buộc phải rút chạy vào rừng Iacôpxư.

    Từ vị trí chỉ huy, Píôt đại đế nhìn thấy việc đó nên đã lệnh cho tướng Mensicôv sử dụng 5 trung đoàn long kỵ (kỵ binh nặng) và 5 tiểu đoàn bộ binh xuất phát từ lán trại tiến ra nhằm bao vây tiêu diệt quân Thụy Điển đang dồn trong rừng. Cùng lúc, ông cũng lệnh cho tướng Bôva sử dụng kỵ binh chặn không cho lực lượng chủ yếu của Thụy Điển chọc thủng tuyến của các ổ đề kháng. Cuộc chiến trở nên vô cùng quyết liệt. Chiến binh hai bên lao vào nhau đâm chém không dứt. Tiếng hò reo, tiếng ngựa hý, tiếng sắt thép va vào nhau khô khốc tưởng như làm rạn nứt cả bầu trời. Do có lực lượng ưu thế, quân Thụy Điển ít nhiều đã làm chủ được tình hình. Píôt đại đế kịp thời nhận biết và cho kỵ binh Nga ngừng chiến đấu, rút khỏi trận địa về bố trí ở khu vực bên phải lán trại. Charles XII cũng nhanh chóng cho lực lượng truy kích theo. Nhưng do bụi bay mù mịt, quân của ông không phát hiện được lán trại của quân Nga nên cánh phải bị thiệt hại nặng nề vì hỏa lực tập trung của bộ binh và pháo binh Nga.

    Trong thời gian đó, khối quân của Rôtxa và Sơlippenxa cùng đội dự bị Thụy Điển cũng bị quân Nga do Mensicôv chỉ huy đánh thiệt hại, buộc phải rút chạy. Quân Thụy Điển bị tổn thất lớn, tinh thần chiến đấu suy sụp nên Charles XII tạm thời cho quân ngừng công kích, ổn định lại đội hình.

    Phát hiện thời cơ tiêu diệt quân Thụy Điển đã đến, Píôt đại đế cho quân Nga từ csc lán trại tiến ra chuẩn bị phản công. Ông triển khai bố trí đội hình thành hai tuyến. Trên mỗi tuyến, ở chính giữa 58 tiểu đoàn bộ binh xếp thành bốn hàng; hai bên sườn là kỵ binh, trong đó bên phải có 11 trung đoàn và bên trái 6 trung đoàn long kỵ. Pháo binh được dàn trước đội hình chiến đấu. Đội dự bị gồm 6 tiểu đoàn bộ binh tiếp tục giữ vững lán trại, sẵn sàng chi viện cho quá trình chiến đấu.

    Về phía quân Thụy Điển, Charles XII cũng nhanh chóng dàn đội hình nghênh chiến. Với chính diện kéo dài nên ông đã bố trí bộ binh thành một tuyến ở chính giữa và kỵ binh thành hai tuyến ở hai bên sườn.

    Đến 9 giờ, hai bên cùng thổi kèn và giương cờ tiến lên giao chiến. Khi cách nhau khoảng chừng 50-60 mét, chiến binh hai bên sử dụng súng trường bắn mãnh liệt, sau đó cùng lao vào đội hình của nhau đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê. Cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục diễn ra quyết liệt. Lúc đầu quân Thụy Điển đã đẩy lui được tuyến một quân Nga. Trước tình thế đó, Piôt đại đế tự bản thân trực tiếp chỉ huy một bộ phận từ tuyến hai lên phản công, tiêu diệt phần lớn quân Thụy Điển, phục hồi lại đội hình chiến đấu. Cùng lúc, kỵ binh Nga cũng đánh lui được kỵ binh Thụy Điển và bắt đầu vu hồi vào cạnh sườn của quân địch. Sau hai giờ kịch chiến, quân Thụy Điển dường như không chống nổi cuộc đột kích của quân Nga, lại sợ bị bao vây nên rút chạy về phía rừng Budixenxky và từ đó chạy về sông Đơnhiep ở vùng Rêseetilôpxki. Kỵ binh Nga dưới quyền chỉ huy của tướng Mensicôv liền truy kích đuổi theo. Đến ngày 11 tháng 7 lực lượng truy kích đã đuổi kịp quân Thụy Điển, phối hợp với đội quân Côdắc được bố trí sẵn đã tiến hành bao vây, tiêu diệt và bắt làm tù binh 1,5 vạn quân của Charles XII. Cuối cùng chỉ còn Charles XII cùng một số tàn quân chạy thoát sang Thổ Nhĩ Kỳ. Trận Poltava kết thúc. Quân Thụy Điển bị tử vong tới 11.500 người, bị bắt làm tù binh 18.700, trong đó có 1.160 sĩ quan chỉ huy, quân Nga bị thương vong 4.600, trong đó chỉ có 1.340 người chết.

    Thắng lợi của quân Nga trong trận Poltava chứng tỏ tài chỉ huy kiệt xuất của Piôt đại đế. Điểm đáng lưu ý là Píôt đã tiến hành cấu trúc công trình trên bãi chiến trường hết sức hợp lý, các công trình đó không những dùng để phòng ngự vững chắc mà còn là phương tiện tạo điều kiện để chuyển sang phản công kiên quyết. Việc lựa chọn địa hình, bố trí lực lượng, xây dựng thế trận hiểm hóc cũng là nét nổi bật trong nghệ thuật chỉ huy của ông. Bằng cách đó, trong giai đoạn đầu trận đánh, quân Nga đã tạo được bất ngờ cho đối phương, tiêu hao phần lớn lực lượng của họ và khi thời cơ đến với đòn đánh quyết định, Píôt buộc quân Thụy Điển phải tháo chạy. Người ta không nghi ngờ gì về dự đoán tài tình của Píôt đại đế trong việc sử dụng một lực lượng để ngăn chặn, đón lõng quân Thụy Điển rút chạy ở khu vực Rêsêtilôvxky. Chính lực lượng này, cùng với lực lượng truy kích kiên quyết của quân Nga đã kết thúc trận đánh với cuộc họp vây ngoạn mục mà trong đó hầu hết quân Thụy Điển bị bắt làm tù binh.

    Có thể nói nghệ thuật dùng binh của Píôt đại đế trong trận Poltava đã được các tướng lĩnh châu âu thời đó đánh giá rất cao. Bôrixơ Xăcxenxky – một thống soái nổi tiếng người áo còn cho rằng: "Bằng các phương kế có nghệ thuật, Píôt đại đế đã lôi kéo danh dự về phía mình".

    Trận Poltava không những đã đi vào lịch sử nước Nga như một trang chói lọi mà còn đi vào lịch sử quân sự thế giới như một trận đánh quyết định. Thắng lợi của nước Nga đã làm thay đổi tận gốc cuộc chiến tranh phương bắc. Thụy Điển đã hoàn toàn mất đi ưu thế của mình, tạo điều kiện cho nước Nga củng cố vị trí ở vùng Baltique.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.