Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93317021 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    “Đường lưỡi bò” làm phức tạp tình hình Biển Đông

    Ngày gửi bài: 20/02/2012
    Số lượt đọc: 2864

    Đầu năm 2012, một quan chức ngoại giao Trung Quốc trả lời trực tuyến trên mạng Tin tức Trung Quốc (Chinanews.com) lại tiếp tục luận điệu cho rằng họ có "chủ quyền không thể tranh cãi” bao chiếm 80% diện tích Biển Đông bởi "đường lưỡi bò”. Quan chức này căn cứ vào đó cho rằng các hoạt động nhằm thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông của các nước khác không được sự cho phép của Chính phủ Trung Quốc là những hoạt động phi pháp. Các tuyên bố kiểu này cùng với nhiều hành động thực tiễn mang tính áp đặt và gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông nhiều năm qua đã liên tục tạo ra tình hình căng thẳng và ngày càng thêm phức tạp trong khu vực.


    Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan dầu khí khổng lồ ra Biển Đông trong năm 2012


    Theo nhiều tư liệu của Trung Quốc và của các học giả nước ngoài thì phải đến đầu thế kỷ XX (vào năm 1909), Trung Quốc mới bắt đầu có sự quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa và đến những thập niên 20 và 30 thì mới thể hiện ý đồ tranh giành chủ quyền. Cho đến lúc đó lịch sử ghi nhận Trung Quốc chưa có hành động chiếm hữu thực sự nào đối với các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào năm 1947, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm (thuộc Nhóm Đông của quần đảo Hoàng Sa và đảo Itu Aba (đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa). Trong thời gian đó, quân đội Pháp đang đóng ở đảo Hoàng Sa (thuộc Nhóm Tây của quần đảo Hoàng Sa) và một số đảo khác ở quần đảo Trường Sa. Sau khi đuổi được quân đội Tưởng Giới Thạch ra khỏi lục địa, Hải quân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm đảo Phú Lâm vào năm 1956. Đài Loan vẫn tiếp tục chiếm đóng ở đảo Itu Aba. Năm 1974, Hải quân Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm nốt phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa, và năm 1988, đánh chiếm một số đảo đá, bãi ngầm của quần đảo Trường Sa. Năm 1995, Hải quân Trung Quốc lại sử dụng vũ lực để chiếm bãi Vành Khăn ở khu vực quần đảo Trường Sa.

    Như vậy, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa và một phần của quần đảo Trường Sa. Hành vi đó vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc này đã được quy định trong Tuyên bố Briand Kellogg năm 1928 và được tái khẳng định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, điều 2 khoản 4 quy định rõ việc cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực, để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác. Nội dung điều khoản này trong Hiến chương Liên Hợp Quốc là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các quốc gia đều phải tuân thủ. Nguyên tắc này được phát triển và ghi nhận cụ thể hơn trong Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong đó quy định: "Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng cách đe doạ sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”. Nghị quyết đó cũng tuyên bố: "Các quốc gia có nghĩa vụ không đe doạ hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay (coi đe doạ hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia”.

    Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Sự hiện diện trên thực tế của Trung Quốc trên hai quần đảo này do đó không thể tạo ra chứng cứ để thụ đắc chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo đá mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. Sự hiện diện bất hợp pháp đó không giúp bổ sung vào bộ hồ sơ pháp lý về "chủ quyền lâu đời” của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động này của Trung Quốc đã bị dư luận quốc tế kịch liệt phản đối đồng thời các hành động tiếp theo đó của nước này nhằm áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò” trên hầu như gần trọn Biển Đông đã và đang gây căng thẳng trong khu vực và làm phức tạp tình hình trên Biển Đông.

    Việc ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố chung về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) năm 2002 được xem là hành động thiện chí đầu tiên của các nước trong khu vực nhằm ổn định tình hình Biển Đông. Đáng tiếc là DOC cũng chỉ giữ cho các tranh chấp trong khu vực được tương đối bình yên trong khoảng gần 5 năm. Từ năm 2007, Trung Quốc gia tăng các hoạt động thực tiễn một cách cứng rắn trên Biển Đông nhằm đơn phương áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò” mà họ sẽ chính thức đưa ra trước cộng đồng quốc tế vào tháng 7-2009. Một số lượng lớn và ngày càng gia tăng các tàu tuần tra, các tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên hoạt động trên Biển Đông ngay trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia khác ven Biển Đông. Ngày 7-5-2009, Trung Quốc lần đầu tiên chính thức gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc kèm theo bản đồ "đường lưỡi bò” tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi” của họ trên 80% diện tích Biển Đông. Ngay sau đó, một loạt các tuyên bố và hoạt động thực tiễn được Trung Quốc tiến hành nhằm gia tăng sự kiểm soát của họ trên Biển Đông. Tháng 3-2010, giới chức ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra tuyên bố về "lợi ích cốt lõi” của nước này trên Biển Đông và đe dọa sẽ không dung thứ cho bất cứ nước nào xâm phạm "chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc nằm trong phạm vi "đường lưỡi bò”. Song song đó Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát ngư chính, bắt bớ ngư dân, quấy rối và phá hoại các hoạt động dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia khác ven Biển Đông. Tháng 2-2011, các tàu Trung Quốc đã va chạm với một tàu thăm dò dầu khí của Philippines; tháng 5-2011, các máy bay của Trung Quốc bị phát hiện đang hoạt động trên bầu trời của vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa; vào các ngày 26-5 và 9-6-2011, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam cắt cáp, phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí của hai tàu Bình Minh 2 và Viking II thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; ngày 1-6-2011, 3 tàu hải quân Trung Quốc dùng súng uy hiếp, đe dọa tàu đánh cá của Việt Nam khi tàu cá này đang hoạt hợp pháp trong vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam; tháng 9-2011, Trung Quốc phản đối việc thăm dò dầu khí của một công ty Ấn Độ tại hai lô thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ấn Độ đã phản bác rằng việc phản đối của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý vì hai lô này hoàn toàn thuộc về chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam đã cực lực phản đối hành động của Trung Quốc phá hoại và gây cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí bình thường nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam cho rằng các hành động đó của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam cũng như vi phạm quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và đi ngược tinh thần nhận thức của DOC làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông.



    Tàu ngư chính 331 của Trung Quốc xuất thân
    là tàu 503 của Hạm đội Hải quân Nam Hải (Biển Đông),
    nhưng tới cuối năm 2006
    đã được phân về Cục Ngư chính khu Nam Hải

    Cũng cần thấy rằng, Hải quân Trung Quốc trước đó đã huy động ba hạm đội (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) lần đầu tiên cùng diễn tập chung trên Biển Đông hồi tháng 7-2010. Các nhà bình luận quốc tế cho rằng đây là sự kiện chưa từng có trong các hoạt động diễn tập của Hải quân Trung Quốc. Một cuộc tập trận khác của Hải quân Trung Quốc tiếp tục diễn ra ngay sau đó trong tháng 11-2010 với kịch bản Trung Quốc thực hiện việc lấy lại một số đảo đang bị nước ngoài chiếm đóng trên Biển Đông cũng đã được tổ chức trên một khu vực thuộc bờ biển đảo Hải Nam.

    Các hành động nói trên của Trung Quốc đã được các nhà bình luận quốc tế chỉ ra rằng nước này đang nôn nóng thực hiện việc áp đặt tham vọng về biên giới trên biển nhằm triển khai sức mạnh đang lên của họ. Việc đơn phương áp đặt các tham vọng về biên giới trên biển mà cụ thể là yêu sách "đường lưỡi bò” trên Biển Đông chứng tỏ rằng Trung Quốc đã không tôn trọng các thỏa thuận đã ký với ASEAN, cũng như với các nước láng giềng về cách ứng xử trên Biển Đông và nguyên tắc giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, cũng như coi thường các cơ sở luật pháp quốc tế về luật biển mà nước này là một bên tham gia. Thái độ và hành động hung hăng của Trung Quốc nhằm thực thi yêu sách "đường lưỡi bò” trên Biển Đông đã liên tục làm phức tạp và gây căng thẳng trong khu vực. Điều đó khiến các nỗ lực của Trung Quốc nhằm dựng lên hình ảnh về một cường quốc "trỗi dậy hòa bình” và không nhằm vào bất cứ nước nào bị các quốc gia láng giềng cũng như dư luận quốc tế nghi ngờ chỉ là một âm mưu nhằm che đậy động cơ giấu kín của họ: tăng cường sức mạnh, thực hiện bá quyền. Sách Trắng Quốc phòng gần đây của Trung Quốc đã một lần nữa nhấn mạnh vào sự "trỗi dậy hòa bình” của họ, song hầu như vẫn khó tạo dựng được lòng tin cho cộng đồng thế giới nhất là với các quốc gia láng giềng bởi các hành động thực tiễn trên Biển Đông thể hiện sự coi thường công pháp quốc tế của họ. Dư luận quốc tế đã bắt đầu lo ngại tiềm lực quân sự của Trung Quốc không chỉ hướng tới việc phát triển các khả năng phòng vệ mà trên thực tế đã có thể tạo ra cho nước này các "khả năng đe dọa”.

    Tàu Ngư chính Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa


    Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) ghi nhận các đại dương là di sản chung của thế giới bằng một tập hợp các điều luật quy định về vùng đặc quyền quốc gia 200 hải lý từ bờ biển tương ứng của quốc gia đó. Những vùng nước bên ngoài sẽ được mở ngỏ cho tất cả các hình thức sử dụng nhằm mục đích đóng góp cho các quan hệ hòa bình và hữu nghị. Bằng việc tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi” theo bản đồ "đường lưỡi bò” bao chiếm 80% diện tích Biển Đông, Trung Quốc đã bác bỏ bản Công ước này mà họ là một thành viên tham gia ký kết. Làn sóng "quả quyết và hung hăng” của Trung Quốc vào đầu năm 2011, đặc biệt là việc quấy nhiễu nhắm vào các tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam và Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của hai nước này đã dẫn tới Tuyên bố chung của Ngoại trưởng các nước ASEAN tháng 7-2011 với lời văn mạnh mẽ và quyết đoán: "Chúng tôi đã thảo luận kỹ về những diễn biến gần đây trên Biển Đông và bày tỏ mối lo ngại sâu sắc đối với những vụ việc gần đây... Chúng tôi mong đợi một cuộc thảo luận kỹ càng trong ASEAN về một Bộ quy tắc ứng xử khu vực ở Biển Đông (COC)”.

    Trong bối cảnh DOC bị hạn chế tác dụng, tranh chấp Biển Đông ngày càng thêm phức tạp và cần thời gian để các bên có thể đi đến được một giải pháp lâu dài, chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác” theo đúng những quy định của luật pháp quốc tế có thể góp phần mở ra một triển vọng tốt cho hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, về nguyên tắc các nước tranh chấp trong khu vực không bác bỏ "cùng khai thác”, nhưng khẳng định chỉ xem xét "cùng khai thác” ở những vùng thực sự có tranh chấp, coi đó là một giải pháp tạm thời trong quá trình giải quyết vấn đề chủ quyền. Tuy nhiên, nhìn lại tiến trình thúc đẩy ý tưởng "gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc, người ta thấy rằng những khu vực cụ thể mà Trung Quốc đề nghị khai thác chung đều là các vùng biển nằm trong "đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, trùm lên phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. Trung Quốc lập luận rằng vùng biển trong "đường lưỡi bò” là vùng biển lịch sử của họ, do đó, phải coi đấy là "vùng biển tranh chấp”, và đã là vùng biển tranh chấp thì phải "cùng khai thác”. Như vậy, chủ trương "cùng khai thác” của Trung Quốc thực chất là "cùng khai thác” tài nguyên trong các vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia khác, chứ không phải "cùng khai thác” trên vùng biển của Trung Quốc hoặc ở các vùng biển thực sự có tranh chấp. Như vậy, những yêu sách phi lý về chủ quyền của Trung Quốc theo "đường lưỡi bò” lại chính là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở tiến trình "gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Biển Đông và càng ngày càng làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

    Nhóm PV Biển Đông

    school@net (Theo http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=45562&Style=1)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.