Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93371077 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Trận Austerlitz (2-12-1805 tức 20-11-1805 theo lịch Nga)

    Ngày gửi bài: 28/03/2012
    Số lượt đọc: 6284

    Trận này xảy ra ở Môravi (Tiệp Khắc) trên cao nguyên Pơratden phía Tây làng Austrerlitz, cách thủ đô Viên 120 km về phía bắc. Chiến trường là một dải đất hình chữ nhật: chiều ngang chừng 40 km, chiều rộng chừng 15 km. Đây là trận đánh nổi tiếng nhất của Napoléon. Sau này, ông ta thường lấy chiến thắng lừng lẫy này để động viên quân sĩ, ông ta nói:

    Hỡi các binh sĩ, đây là mặt trời Austerlitz. F.Engels đánh giá: "Trận Austerlitz được coi là một trong những chiến trường lớn nhất của Napoleon và là bằng chứng không thể bác bỏ được về thiên tài quân sự có một không hai của Napoleon, bởi vì nếu như những sai lầm của quân liên minh đã rõ ràng là nguyên nhân chủ yếu làm họ thất bại thì con mắt phát hiện ra lầm lẫn đó (lầm lẫn của tướng lĩnh đối phương) lòng kiên nhẫn chờ đợi cho lầm lẫn đó chín mùi để quyết tâm giáng đòn quyết định, sự mau lẹ cực kỳ như chớp nhoáng để đánh tan kẻ địch, tất cả những cái đó của Napoleon đáng cho ta phải hoàn toàn khâm phục và không đủ lời khen ngợi. Trận Austerlitz là một sự kỳ diệu về chiến lược mà người ta sẽ không bao giờ quên được chừng nào còn chiến tranh.


    Napoléon tại trận Austerlitz, tranh vẽ của nhà họa sĩ François Gérard.

    Sau khi biết tin chính xác quân Nga tiến sang nước áo, Napoleon bỏ ý định tiến sang nước Anh và hướng các lực lượng chính của mình ra chống lại cuộc liên minh quân sự lần thứ ba (Nga - áo). Kế hoạch của Napoléon là tiến hành phòng thử ở Italia và tập trung lực lượng chủ yếu dưới sự chỉ huy trực tiếp của của mình trên mặt trận Danube. Về mặt chiến dịch, chiến thuật, Napoléon chủ trương tìm cách không cho liên minh sát nhập với nhau và dự định dùng cách đánh tỉa để buộc đối phương rời ra từng mảnh. Thực hiện kế hoạch trên, theo lệnh Napoléon từ trại Boulogne (Tây bắc pháp), đại quân Pháp gồm 7 quân đoàn (186.000) người chia làm nhiều ngả, hành quân cấp tốc tiên về sông Danube có vị trí Ulm (nam nước Đức), kiên cố án ngữ sườn bên trái. Chưa đầy ba tuần lễ, một đoàn quân to lớn đối với thời bấy giờ đã hành quân di chuyển từ biển Manche (Măngsơ) đến sông Danube (hơn 1200 km) mà hầu như không có bệnh binh và người rớt lại phía sau. Đây là điều bất ngờ đối với khối liên minh quân sự lần thứ ba (Nga - áo). Nhờ có kế hoạch hành quân cấp tốc, tất cả đã đến nơi và tập trung xung quanh thành Ulm và dồn tướng áo là Mắc cùng phần lớn quân áo như bị nhốt trong một cái túi.

    Quân đoàn của Xun và Lan cũng như kỵ binh của Murya đã vượt sông Danube và bất ngờ xuất kích vào sau lưng quân của Mắc. Thấy tình hình nguy khốn, một bộ phận quân áo chạy thoát về phía đông, nhưng đại bộ phận bị vây dồn vào Ulm. Xung quanh Mắc, vòng vây ngày càng thít chặt. Mắc muốn phá vây chạy trốn nhưng đã bị một tên gián điệp của Napoleon là Sunmaxte đánh lừa. Tên này quả quyết xin Mắc cố thủ và chẳng bao lâu nữa Napoleon sẽ phải bỏ vây vì ở Paris đang có sự biến nổ ra một cuộc chống lại ông ta và thế là Mắc đã trúng kế.

    Ngày 15 tháng 10 năm 1805, Nây và Lan chiếm các cao điểm xung quanh Ulm. Tình thế của Mắc trở nên tuyệt vọng. Napoleon cho người đến thương lượng đòi Mắc phải đầu hàng và dọa nếu buộc phải đánh vào thì sẽ tiêu diệt hết. Ngày 20–10-1808, Mắc đầu hàng, Napoleon thả cho Mắc về, còn tù binh thì đưa sang Pháp.

    Không nán lâu ở Ulm, Napoleon tiến thẳng đến Viên theo hữu ngạn sông Danube. Trong lúc truy kích, quân Pháp còn bắt thêm được rất nhiều tù binh. Số tổn thất của quân áo lúc này đã lên tới 61.000 người (32.000 người ở Ulm, 29.000 người bị bắt trước khi thành Ulm thất thủ) chưa kể số bị thương, bị chết, mất tích và số bị bắt trong quá trình truy kích.

    Quân Pháp tiến nhanh đến Viên. Khối liên minh lúc này chỉ còn trông vào quân Nga và sự gia nhập liên minh của quân Phổ. Cho nên vấn đề đặt cho Napoléon là phải kết thúc chiến tranh trước khi nước Phổ nhảy vào khối liên minh.

    Hạ thành Viên xong (không tốn một viên đạn), Napoleon cấp tốc qua cầu, vượt sông Danube và xông thẳng vào quân Nga lúc này đang ở bên tả ngạn sông Danube, cũng vừa qua cầu. Y’ định của Napoleon là chặn đường rút lui của quân Nga đang hối hả rút về phía bắc. Kutudôv, Tổng chỉ huy của quân đội liên minh đã thấy rõ, muốn thoát chết chỉ còn cách gấp rút lui về o­nrăng ở phía nam o­nmat. Để cuộc lui quân được tiến hành có tổ chức, đồng thời tạo điều kiện cho quân sĩ luôn luôn sẵn sàng, ông đã ra lệnh: "Cần thiết phải biên chế từng khối theo từng tiểu đoàn để tiến quân và cũng để tiến công thuận lợi". Thế là từ sau cuộc vượt sông Danube bất ngờ của quân Pháp, ý định chiến lược của Napoleon và Kutudôv đại để như sau:

    - Kutudôv, chủ trương tránh quyết chiến, tiếp tục lui quân về phía sau để bảo toàn quân Nga, và kéo dài chiến tranh nhằm có đủ thời gian cho quân đội Phổ quyết định dứt khoát tham chiến và gây cho tuyến hậu phương của Napoleon phải kéo dài mãi ra và nhất là với ý đồ làm cho quân Pháp bị tiêu hao nặng trong quá trình đuổi theo quân Nga.

    - Về phía Napoleon thì lại chủ trương muốn quyết chiến chớp nhoáng với quân Nga nhằm tiêu diệt sinh lực của quân Nga trước khi quân Phổ tham chiến (nếu để quân Phổ tham chiến thì so sánh lực lượng sẽ không có lợi cho Pháp).

    Vì vậy Napoleon truy sát gót quân Nga buộc quân Nga phải quyết chiến sớm và kết thúc gọn được ngay cuộc chiến tranh.

    Mặc dù trên suốt chặng đường lui quân dài hơn 400 km từ Braonao đến o­nmát, Kutudôv gặp bao nỗi khó khăn và hiểm nguy nhưng với tài tổ chức và chỉ huy của mình, cuối cùng ông đã đưa được 75.000 quân Nga hầu như đã kiệt sức về tới o­nmat, tránh được sự đầu hàng nhục nhã và truy sát gấp của Napoléon. Như vậy, cuộc rút lui chiến lược của Kutudôv đã đạt được mục đích đề ra là cứu thoát đại bộ phận quân Nga khỏi nguy cơ bị tiêu diệt, còn Napoleon thì không những không đạt được mục đích đề ra là truy kích gấp buộc Kutudôv phải giao chiến để tiêu diệt chủ lực quân Nga kết thúc sớm chiến tranh, mà còn buộc phải để lại một số quân ở các thành phố áo nhằm bảo vệ hậu phương và các kho cung cấp lương thảo, vũ khí của mình.

    Quân Nga vừa rút về đến o­nmát có địa thế thuận lợi cho việc phòng thủ thì gần 15.000 tàn quân áo cũng vừa chạy tới. Song khi về đến o­nmát, điều mà Kutudôv quan tâm hơn cả là vừa lo củng cố, chấn chỉnh và tập trung quân liên minh lại, vừa suy nghĩ và xem xét đến hành động của Napoleon. Khi tới o­nmát, Kutudôv trù tính nếu quân Pháp còn tiến công thì tốt nhất là cứ tiếp tục rút lui. Ông phân tích:" Nếu Napoleon càng tiến sâu bao nhiêu thì hắn càng yếu đi bấy nhiêu vì càng ở xa các đơn vị dự bị của hắn, và khi hắn tiến sâu vào Glixia tôi sẽ đào mồ chôn bọn Pháp ở đấy". Quả nhiên đúng như vậy, khi sắo đến gần o­nmát, mặc dù quân Pháp đã mệt mỏi nhưng Napoleon vẫn thúc đội tiền vệ đuổi gấp Kutudôv. Trước hành động đó, với kế hoạch đã được trù tính trước, Kutudôv hạ lệnh cho quân liên minh tiếp tục rút lui, nhưng kế hoạch rút lui của ông không sao thực hiện được vì ông đã vấp phải một trở lực lớn. Hoàng đế Aleksadr là một con người không hiểu gì về chiến tranh, nhưng lại hám danh, muốn quyết chiến và mở ngay một trận công kích vào quân Pháp. Không để ý gì đến ý kiến của Kutudôv, Aleksandr liền quyết định tấn công bác bỏ kế hoạch rút lui của Kutudôv. Không những thế, Aleksandr còn làm một điều dại dột nữa là đã ủy nhiệm cho tướng Vâyrôchiê người đã từng bị Napoleon đánh cho thua tơi bời ở nhiều nơi, nắm quyền chỉ huy liên quân Nga - áo, nghiên cứu kế hoạch tấn công.

    Đang truy kích quân Nga, Napoleon bỗng cho đội tiền vệ dừng ngay lại khi thấy quân Nga không rút lui nữa, đóng quân lại ở o­nmát và đang chuẩn bị tấn công lại quân Pháp. Với tài suy xét, Napoleon đã đoán và xác định ngay ý đồ của Aleksandr là muốn quyết chiến với ông. Cho nên, một mặt ông cho quân đội dừng lại ở Briun và phái ra phía trước, cách Briun 10 km, cho một số đơn vị chiếm giữ những địa hình có lợi, mặt khác ông đóng vai như là một người sợ hãi, nhu nhược và nhất là sợ phải quyết chiến với quân Nga – áo nhằm để kích thích tính chủ quan và kiêu căng của Aleksandr. Ông còn khéo léo gợi cho đối phương thấy đây là thời cơ có một không hai để dễ dàng đánh bại quân Pháp, và kích động quân Nga tấn công ngay. Để thực hịên âm mưu ấy, thoạt tiên Napoleon ra lệnh cho các đơn vị tiền vệ bắt đầu rút lui và bỏ ngỏ các điểm Pơrátden, rồi cử Savari tướng thân cận của mình đến gặp Aleksandr đưa đề nghị đình chiến và hòa bình, và cuối cùng Napoleon còn chỉ thị cho Savari nhân danh Napoleon cho gặp riêng nếu trường hợp bị khước từ thì Savari phải yêu cầu Aleksandr phái người tin cẩn đến gặp Napoleon để đàm phán. Về phía quân Nga, người ta vui mừng đắc chí: Bornaparte đã hoảng sợ! Bornaparte đã kiệt sức, đã bị thua. Trước hết, đừng để Bornaparte chạy thoát!

    Aleksandr trúng kế và đã cử Đônggôrucôv con người mà sau này trong báo chí công khai, Napoleon đã gọi là "anh phổi bò" đến gặp Napoleon. Trước mặt Đôngôrucôv, Napoleon vẫn thủ vai một người bối rối, sợ sệt để cho Đôngôrucôv không còn nghi ngờ gì về mình là vờ vĩnh. Trong khi hội kiến, Napoleon đã tỏ ra hết sức mềm dẻo và nhũn nhặn trước những lời lẽ trịch thượng cứng rắn Đôngôrucôv. Song ông cũng biết rằng không nên quá cường điệu vai trò ấy, khi cuộc hội kiến sắp kết thúc. Bằng những lời lẽ tuyên bố hết sức khéo léo không thể chấp nhận được những điều kiện do Đôngôrucôv đưa ra (Đôngôrucôv yêu cầu Napoleon đã làm cho ông hoàng thân phổi bò này không những không giảm bớt mà còn tăng thêm ấn tượng chung cho rằng ông do dự, sợ hãi và hiện đang suy yếu, muốn rút lui.

    Trận Austerlitz do đó đã xảy ra đúng vào lúc lực lượng hai bên gần xấp xỉ bằng nhau: Napoleon có gần 10 vạn, Aleksandr có hơn chín vạn quân. Thế là trước khi trận chiến đấu diễn ra, do có mưu kế nên Napoleon đã được Aleksandr sa vào bẫy để ông ta đánh đòn tiêu diệt mà bấy lâu nay ông ta hằng ấp ủ kể từ ngày ông từ bỏ ý định tiến sang nước Anh và hướng các lực lượng chính của mình ra chống cự lại cuộc liên minh quân sự lần thứ ba (Nga - áo). Tài ba của Napoleon là ở chỗ ông ta đã biết dùng mưu kế để giải quyết sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khác, nơi đây có đủ điều kiện cho phép ông triển khai ngay tức khắc mười vạn quân và để bày một thế trận tấn công chớp nhoáng tiêu diệt đối phương.

    Để tiến hành cuộc giao chiến, cả hai bên đều gấp rút triển khai kế hoạch tác chiến của mình. Hơn chín vạn quân liên minh theo lệnh của Vâyrôchiê đã từ o­nmát kéo về tập trung quanh Visan. Y’ định tiến công của viên tướng Nga Vâyrôchiê là không đánh thẳng từ Visan về Briun, nơi đại quân Pháp đóng, mà lại hành quân từ Visan xuống Austerlitz, lấy đó làm trận địa xuất phát tấn công và hình thành một mũi vu hồi lớn về phía sau quân Pháp để cắt đường rút về Viên. Thực hiện kế hoạch trên vào ngày 1 tháng 12, toàn bộ liên minh quân Nga - áo đã tới làng và hình thành bốn khối tiến công. Hướng tiến công chủ yếu là từ Austerlitz đánh xuống phía Tây Nam hướng cánh phải của quân Pháp.

    Kutudôv phản đối kế hoạch bố trí quân của Vâyrôchiê. Theo ý ông thì phải mau chóng thu thập những tin tức chính thức về lực lượng và việc bố trí quân của đối phương, rồi sau đó mới làm kế hoạch dàn quân. Song ý kiến của Kutudôv không được ai chú ý tới. Chiều tối ngày 1-12-1805, kế hoạch tấn công do Vâyrôchiê thảo ra đã được Aleksandr thông qua.

    Khi nhận kế hoạch, một số tướng lĩnh Nga có kinh nghiệm đều cho rằng đó là do sự dốt nát của Vâyrôchiê về các vấn đề chiến tranh nên trong bản đồ không thấy Vârôchiê nói gì đến lực lượng và ý định đối phương, không thấy nói gì đến hành động của từng khối quân và việc bố trí thành từng khối chỉ là phỏng chừng, cũng chẳng tính toán gì đến việc phối hợp lẫn nhau ở ngoài chiến trường. Vâyrôchiê còn chủ quan đến nỗi khi một tướng Nga nói rằng: "Phải làm gì để đề phòng trường hợp quân Pháp chuyển sang tấn công?" thì Vâyrôchiê trả lời: "Không thể có trường hợp đó được". Bagrachiông sau khi đọc bản kế hoạch đó đã phải kêu lên: "Ngày mai chúng ta sẽ bị đánh tan mất thôi". Bản kế hoạch không những chủ quan, thiếu những điều cụ thể, mà còn viết bằng tiếng Đức nên phải mất nhiều thời giờ để dịch sang tiếng Nga. Vì vậy, khi quân đội nhận được kế hoạch thì đã quá chậm.


    Bản đồ bố trí quân lực của hai bên trước trận chiến. Quân Pháp ở phía tây và liên quân ở phía đông.

    Còn gần mười vạn quân Pháp thì bố trí như thế nào? Với tài phát hiện và phán đoán được đúng ý định tấn công của Aleksandr, Napoleon tính rằng ở Austerlitz quân Nga - áo sẽ được tập trung thành những khối lớn tiến công về hướng nam và hình thành một mũi vu hồi lớn để rồi sau đó sẽ tìm cách đánh chặn đường đến Viên, đến Danube và bao vây hoặc đuổi quân Pháp lên phía bắc dồn vào núi. Từ cơ sở nhận định như vậy, Napoleon hạ quyết tâm là bằng tác chiến hợp đồng binh chủng giữa bộ kỵ binh và pháo binh, tấn công chớp nhoáng tiêu diệt quân liên minh, dùng hành động mau lẹ làm cho quân liên minh không kịp trở tay đối phó, không sao đoán được ý định của quân Pháp và lấy khu vực Nam cao điểm Pơratden làm khu vực quyết chiến. Cho nên trong suốt quá trình Aleksandr điều quân từ Visan xuống Austerlitz, Napoleon bí mật đưa dần quân Pháp từ Briun lên tăng cường cho các đơn vị tiền tiêu thành những khối tập trung lớn bố trí ở phía đông suối Gômbathơ (khối ở quanh Puntôvich là khối tập trung lớn nhất), triển khai trên một chính diện rộng từ bắc xuống nam chừng 7 km. Ông cũng không quên cài sẵn một mũi quân lớn nữa bí mật bố trí quanh khu vực sông Bônava và do Davu chỉ huy. Mũi này có nhiệm vụ đánh chặn đầu và đuổi dồn đối phương lên phía bắc để tạo điều kịên cho chủ lực quân Pháp bố trí ở quanh khu vực Puntôvich đánh tiêu diệt. Mục đích duy nhất của Napoleon trong lần dàn quân này quyết tâm bẻ gãy cuộc tấn công của đối phương. Vì vậy, ông cho tập trung quân thành những gọng kìm lớn để giáng đòn quyết định vào sườn quân liên minh khi có thời cơ hoặc khi chúng đã bộc lộ sơ hở sa vào cạm bẫy của ông. Cuối cùng ông cũng không quên dành lại cho trận đánh một số tiểu đoàn cận vệ mạnh ở phía sau làm lực lượng dự trữ (đội dự bị mạnh). Thế là Napoleon đã bày xong thế trận vận động tấn công tiêu diệt quân liên minh với ba thế trận rất lợi hại: thế kìm (cánh quân của Lan, Muyra và Becnađot thế công (cánh quân của Sun và Nây), thế chặn (cánh quân của Davu). Cả ba thế này sẽ cùng nhau phát huy tác dụng dưới sự điều khiển nhịp nhàng và khéo léo của một nhạc trưởng có tài như Napoleon Bonaparte. Cả ba thế đó được lực lượng mạnh tác động vào, lực ở đây là những quân đoàn tinh nhuệ của Napoleon vốn dày dạn kinh nghiệm tác chiến hợp đồng binh chủng sẽ làm cho sức mạnh của gần mười vạn quân Pháp có mặt ở chiến trường nhân lên gấp bội. Đặc biệt các mũi tiến công của quân Pháp sở Austerlitz hình thành nên ba thế trên đều nhằm vào hai bên sườn quân liên minh mà công kích, khi đã dồn được hơn chín vạn quân liên minh vào bẫy. Theo Napoleon thì đây vừa là sơ hở, vừa là điểm yếu của đối phương, công kích vào đó thì dễ chia cắt được đội hình của đối phương dễ tạo ra thời cơ đánh tiêu diệt. Cho nên các nhà nghiên cứu và viết về nghệ thuật quân sự của Napoleon đều nhất trí cho rằng trong nghệ thuật lập ra thế trận tấn công, bao giờ ông cũng tuân theo một thứ logic hầu như đã trở thành một nguyên tắc: Tập trung quân và công kích mạnh mẽ vào hai bên sườn đối phương.


    Napoléon cùng các binh sĩ trước trận đánh.

    Đêm ngày 1-12-1805 đã tới, cả hai bên đều đã triển khai xong lực lượng và chỉ chờ đến rạng sáng ra là bước vào cuộc đọ sức quyết liệt này. Và sáng ngày 2-12, khi trời chưa sáng rõ, người ta đã thấy Napoleon rời bản doanh ra phía trước, và theo như lời của những nhà chép sử đương thời thì Napoleon đích thân ra chỉ huy trận đánh lịch sử này từ đầu đến cuối, và hầu hết các Nguyên soái có tên tuổi của ông đều có mặt đông đủ như:Lan, Muyra, Becnadót ở cánh trái với ba khối quân Sun, Nây ở cánh giữa với hai khối quân tập trung lớn chủ yếu cùng với đại bộ phận số pháo có trong trận đánh này; Đavu ở cánh phải. Trời sáng rõ, từ trên đài chỉ huy của mình, Napoleon thấy quân liên minh Nga - áo từ phía sau Austerlitz chia làm bảy mũi lớn ào ào tấn công về phía quân Pháp, đại bộ phận tấn công chính về phía Nam, khoảng giữa cao điểm Pơratden và dải hồ Đatran. Còn quân Pháp thì sẵn sàng và vẫn kín đáo nấp sau những chướng ngại thiên nhiên, hình thành thế trận hình cánh cung.

    Qua tình huống trên, Napoleon nhận định ý định tiến công của quân Nga - áo đúng như ông đã phán đoán và nắm chắc. Đặc biệt ông lấy làm lạ rằng Vâyrôchiê không những không cho quân lên chiếm cao điểm Pơratden mà còn để hở hai bên sườn, nhất là ở sườn bên trái. Hơn nữa ông còn phát hiện ra được một điểm nữa là trong quá trình tiến công, các mũi của quân liên minh dù ở cánh trái hay ở cánh phải đều không có sự phối hợp lẫn nhau gì cả. Từ trên cơ sở nhận định đó, một mặt Napoleon ra lệnh cho Sun và Nây lặng lẽ đưa quân và pháo lên chiếm lĩnh cao điểm Pơratden, mặt khác ông giả đò để ngỏ sườn phải, không phòng giữ và cố ý giấu kín sườn trái để nhử quân Nga - áo tiến sâu hơn nữa; do đó ông đã hạ lệnh cho Lan và Muyra đánh kiềm chế bằng những lực lượng nhỏ, lệnh cho Đavu đánh cầm chừng để thu hút chủ lực đối phương về phía đó. Trong khi đó Vâyrôchiê chẳng những không hau gì đến ý đồ của Napoleon mà cũng chẳng chú ý đến thế trận đã được giương sẵn của Napoleon. Do phán đoán đúng, xử trí đúng như Napoleon thường nói: dù những tình huống vừa qua chưa lấy gì làm gay cấn lắm nhưng đã tạo ra một tình huống của gần mười vạn quân Pháp đổ ra tấn công chớp nhoáng quyết định số phận của hơn chín vạn quân liên minh. Thực tiễn này cho thấy trong quá trình điều khiển thế trận, xử trí và đối chọi tình huống, Napoleon đã biết căn cứ vào trạng thái địch, ta mà khêu gợi tình huống hoặc dẫn dắt tình huống để tạo ra thời cơ có lợi, và ông cũng biết dùng mưu để dụ đối phương vào tròng.

    Khi thấy quân liên minh đã bộc lộ sơ hở và có những mũi đã đi qua cao điểm, Napoleon quyết định mở đợt tấn công quyết liệt vào sườn những khối quân chủ lực Nga - áo đang đi qua dưới chân phía nam cao điểm. Bằng hỏa lực tập trung và mãnh liệt của pháo binh đặt ở trên cao điểm, Napoleon ngay từ phút đầu đã gây nên nhiều thiệt hại lớn cho bên liên quân. Đội hình tiến công của quân Nga – áo bỗng trở nên rối loạn. Tiếp sau cuộc nã pháo dữ dội, bất ngờ và kéo dài không lâu này, dưới sự yểm trợ của pháo binh, bộ binh và kỵ binh từ trên ba hướng chia làm nhiều mũi bắt đầu xung phong ra chia cắt đối phương từ hướng cánh bắc đánh ra., từ trên cao điểm (hướng tập trung ở cánh giữa ) đánh xuống, từ hướng nam đánh lên, chẳng khác nào như những móng nhọn của đại bàng duỗi ra rồi quặp vào quắp lấy con mồi. Thế là bằng những lực lượng tập trung lớn của mình ở trên cao điểm đã chiếm lĩnh được từ trước và ở quanh khu vực Puntôvich và bằng mũi hiểm đánh chặn của Đavu, Napoleon đã tạo nên thế diệt mạnh như bão cuốn. Thế diệt ấy đã nhân lên gấp bội sức mạnh của gần mười vạn quân Pháp có mặt ở chiến trường. Số phận của hơn chín vạn quân liên minh vì thế đã được định đoạt. Hàng trung đoàn bị chết đuối hoặc làm mồi cho đạn đại bác của quân Pháp tiêu diệt. Còn một số khác thì đầu hàng. Đội kỵ binh cận vệ Nga hầu như bị tiêu diệt ngay từ lúc trận chiến đấu ở vào giai đoạn quyết liệt, do đó sau một trận giao chiến ác liệt với đội kỵ binh cận vệ của Napoleon kỵ binh Nga đã quay lui. Lập tức kỵ binh Pháp xung phong vào đội hình liên quân, chia cắt đối phương ra mà tiêu diệt, sau đó lại truy đuổi tàn quân Nga - áo đến tận làng Austerlitz. Mặc dầu khâm phục tinh thần dũng cảm của binh lính Nga. Về sau này chính Napoleon cũng đã có lần nói: "Ơ’ Austerlitz người Nga đã tỏ ra dũng cảm hơn các trận khác". Song, các tướng soái Pháp không khỏi không lấy làm ngạc nhiên về sự cực kỳ ngu muội của các cuộc hành binh, sự dốt nát của quân Nga, đáng lẽ chạy sang ứng cứu cho chủ lực đang bị khốn đốn thì lại dành hết thời gian chiến đấu vào việc công kích một cứ điểm không quan trọng mà ở đó quân Pháp chỉ cần một lực lượng nhỏ không đáng kể cũng đủ phòng giữ được hàng giờ. Cuối cùng, khi đã thấy được phải vừa đánh vừa rút lui thì lại tiến hành thiếu khẩn trương và thiếu nghệ thuật, đến nỗi làm cho hàng nghìn binh lính thuộc quân đoàn của y bị đuổi dồn đến vùng hồ để rồi bị chết chìm ở đó. Vì sau khi năm được cuộc điều quân ấy của Buxơveden, Napoleon đã ra lệnh nã đại bác lên mặt nước đóng băng. Số sống sót, đều bị bắt làm tù binh. Đó là lỗi lầm của Buxơveden. Song bao trùm lên lỗi lầm của tên tướng bất tài Vâyrôchie còn tồi tệ hơn nữa. Khi trận đánh đã ở giai đoạn quyết định, Vâyrôchiê do sự dốt nát của mình về bố trí lực lượng nên đã không lấy được ở đâu ra một sư đoàn nào làm lực lượng dự bị phản kích vào quân Pháp để ứng cứu cho hàng vạn quân đang bị quân Pháp bao vây và đuổi dồn về dải hồ nửa đóng băng. Chính Napoleon đã phát hiện ra điều đó nên trận đánh sắp kết thúc, ông ta đã tung nốt những tiểu đoàn dự trữ mạnh của mình ra để giải quyết gọn chiến trường. Trong cuốn: Đời hoạt động chính trị và quân sự của Napoleon, Frơnin, có trích lời nhận định của Napoleon: "Do sự bố trí quân mù quáng của Vâyrochiê nên hắn không có một sư đoàn nào để làm lực lượng dự trữ ". Từ thực tiễn sinh động trên, thực tế diễn ra ở vào giai đoạn quyết định của trận đánh, lại lần nữa cho thấy trong khi điều khiển thế trận và đối chọi tình huống Napoleon luôn luôn biết phát hiện ra những sai lầm của đối phương để rồi có quyết tâm xử trí kịp thời, chính xác và đúng đắn. Nói cách khác là trong quá trình thực hiện mục đích của trận đánh Napoleon luôn luôn vươn lên giành về mình quyền chủ động điều khiển thế trận và tìm cách biến hóa thế trận theo các mưu kế của ông.

    Ngày mùa đông ngắn ngủi ấy kết thúc. Mặt trời rực rỡ chiếu từ buổi sớm đã lặn và nhờ có bóng tối của đêm đen Aleksandr và Francois đã thoát chết và không bị bắt. Aleksandr mất tự chủ run cầm cập như sắp lên cơn sốt rét và khóc lóc. Mấy ngày sau, còn phải chạy trốn cực nhục, khốn đốn hơn nữa. Kutudôv trúng đạn bị thương ở lông mày bên phải, đã phải vất vả lắm mới thoát khỏi tay quân Pháp.


    Napoléon tiếp nhận các tù binh ở Ulm

    Đêm đến thì mọi việc đã xong xuôi, chừng 15.000 quân Nga - áo bị giết, 20.000 bị bắt cầm tù, hầu hết pháo của liên quân bị tước và nhất là đội quân Nga - áo đã bị tiêu diệt thực sự, số tàn quân bỏ chạy tán loạn đi tứ phía, bỏ lại rất nhiều kho tàng quân trang, quân dụng và lương thực. Đó là những nét lớn về kết quả của cuộc chiến thắng đó. Quân Pháp bị thiệt mất ngót chín nghìn người so với con số chín vạn bên liên minh. Có được kết quả ấy là do Napoleon tạo được thế trận hay, có mưu kế giỏi nên ông đã thực hành tiến công như vũ bão và chưa trọn một buổi đã nghiền nát chín vạn quân liên minh.

    Ngày hôm sau, trong tất cả các quân đoàn người ta đọc bản nhật lệnh của Napoleon: Hỡi các binh sĩ! Ta rất lấy làm hài lòng về các người, các người đã chứng minh lòng son dạ sắt của các trong các trận Austerlitz. Các người đã tô điểm lá quốc kỳ của các người bằng một vinh quang bất diệt! Một đội quân do các hoàng đế Nga và áo chỉ huy đã bị tiêu diệt hoặc tan tác trong chưa đầy bốn tiếng đồng hồ, những kẻ thoát được viên đạn của các người thì bị chìm dưới đáy hồ. “Bốn tiếng đồng hồ ở đây xảy ra ở vào giai đoạn quyết liệt nhất, từ buổi trưa trở đi.”

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.