Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93370996 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Trận Trân Châu Cảng (12-1941)

    Ngày gửi bài: 23/04/2012
    Số lượt đọc: 5253

    Những ngày cuối Tháng 11-1941, một phái đoàn ngoại giao Nhật tới Washington để đàm phán với Chính phủ Mỹ về giải pháp cho những vẫn đề tranh chấp giữa Mỹ và Nhật tại khu vực châu á - Thái Bình Dương. Phái đoàn Nhật tỏ thái độ hoà nhã, nhân nhượng nhưng lại nêu lên nhiều chi tiết khó giải quyết nên cuộc đàm phán kéo dài. Lấy cớ nhằm làm cho mối giao bang Mỹ - Nhật bớt căng thẳng Chính phủ Nhật đề nghị với Chính phủ Mỹ cho một số tàu buôn Nhật cập bến tại một số cảng ở Mỹ và tại Hônôlulu thuộc quần đảo Hawai. Đề nghị được Chính phủ Mỹ chấp nhận.

    Ngày 1-1-1941, chiếc tàu buôn Nhật TaiyôMaru cập bến hữu nghị cảng Hônôlulu. Viên tổng lãnh sự Nhật tại Hawai lên thăm tàu và đã chuyển xuống tàu này những tin tức tình báo mà Bộ tham mưu quân đội Nhật đang mong đợi, kể cả tấm bản đồ chi tiết về Trân Châu Cảng. Đây là công trình của một điệp viên gốc Nhật, quốc tịch Mỹ tên là Yosikaoa làm việc cho cơ quan tình báo Nhật. Tên này đóng vai là nhân viên cho một công ty du lịch Mỹ, chuyên hướng dẫn các khách du lịch đến thăm quần đảo Hawai và nhờ thế đã có lần được đi máy bay cùng các quan chức Mỹ lượn trên đảo Ôahu, nơi có bến cảng và sân bay quân sự, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ.

    Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 10 năm 1941.

    Giữa bầu không khí thiện chí mà Chính phủ Nhật bày tỏ bề ngoài thì bên trong, Chính phủ đó đã ra lệnh cho Đô đốc Nhật Yamamôtô vạch kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng từ Tháng 1-1941 đến Tháng 3-1941 đã được thảo xong. Bắt đầu từ Tháng 9-1941, hạm đội đặc nhiệm tiến hành diễn tập tiến công trong những điều kiện tương tự như thực địa Trân Châu Cảng (ở đảo Ôahu).

    Đêm 17 rạng 18 Tháng 11-1941, các tàu chiến Nhật lần lượt ra khơi, chạy về hướng đảo Curilơ nơi được chọn làm địa điểm tập kết. Hạm đội đặc nhiệm của Nhật gồm có 31 chiếc: 6 tàu sân bay, 2 thiết giáp, 2 tuần dương hạm hạng nặng, 1 tàu tuần dương hạm hạng nhẹ, 3 tàu ngầm, 9 tàu khu trục và 8 tàu chở dầu... Sáng sớm ngày 25-11-1941, hạm đội đặc nhiệm rời căn cứ hải quân Tancan ở quần đảo Curilơ, chạy chếch về hướng Đông Bắc rồi chuyển dần về hướng Đông Nam. Hành trình đã được lựa chọn đi qua những vùng mây thấp, sương mù và rất ít tàu buôn đi lại. Các tàu chiến trong hạm đội đặc nhiệm bị cấm ngặt không được sử dụng máy phát sóng vô tuyến điện. Việc thông tin liên lạc được tiến hành bằng tín hiệu đèn hoặc bằng cờ. Ban đêm, đèn trên các tàu chiến tắt hết, 7 ngày sau khi xuất phát, tư lệnh hạm đội đặc nhiệm là phó Đô đốc Nagumô nhận được bức điện: "Hãy trèo lên đỉnh núi Niitaca", những mật ngữ có nghĩa là bộ tham mưu Nhật ra lệnh cho hạm đội thực hiện kế hoạch tiến công Trân Châu Cảng theo dự kiến. Toàn hạm đội đặc nhiệm tăng hết tốc độ, rẽ hẳn xuống hướng Nam, lao về Trân Châu Cảng.

    Con đường mà Hạm đội Nhật đã đi đến Trân Châu Cảng rồi rút lui

    5 giờ sáng 7-12-1941, toàn bộ hạm đội đặc nhiệm Nhật đã được tập kết ở một nơi cách Trân Châu Cảng 200 hải lý. Vào 5 giờ 30 phút, hai máy bay trinh sát cất cánh từ 2 tuần dương hạm Nhật Chikumê và Tônê, bay lượn hai vòng trên Trân Châu Cảng nhưng không bị phát hiện. Hai máy bay trinh sát này đã điện về kỳ hạm của phó Đô đốc Nagumô những tin tức về các vị trí chính xác của các tàu chiếm Mỹ đang đỗ tại Trân Châu Cảng; 183 máy bay Nhật được lệnh cất cánh từ các tàu sân bay mở đầu đợt I của cuộc tấn công, tiếp theo là 170 máy bay khác trong đợt II, đồng thời 29 tàu ngầm Nhật đi theo một hướng khác cũng đã đến gần Trân Châu Cảng nhằm chặn đánh những tàu chiến Mỹ nào còn "sống sót" tìm cách chạy thoát ra biển cả. Một số tàu ngầm "bỏ túi" thực tế là loại "ngư lôi" do thuỷ thủ quyết tử lái đã lọt vào được bến cảng để phối hợp tiến công với các máy bay.

    Các máy bay Nhật trên tàu sân bay chuẩn bị xuất kích.

    Trong khi đó về phía Mỹ, bình minh trên đảo Hawai nói chung, cũng như tại Ôahu với Trân Châu Cảng nói riêng, trong một ngày chủ nhật 7-12-1941 này tuyệt đẹp, bầu trời không một gợn mây, biển êm, lặng sóng. Nghỉ cuối tuần theo lệ thường từ chiều thứ bẩy, phần lớn các sĩ quan và thủy thủ tàu chiến Mỹ đỗ tại Trân Châu Cảng ở đảo Ôahu thuộc quần đảo Hawai đều lên bờ, say sưa đêm thứ bẩy trong các hộp đêm. Đô đốc Kimmen, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, ăn cơm tối tại nhà một người bạn và hẹn đánh "gôn" với tướng Xoóc, Tư lệnh lục quân Mỹ đóng trên đảo vào sáng chủ nhật. Đúng 7 giờ 55 phút, vừa lúc Đô đốc Kimmen bước lên xe ôtô để đến sân đánh "gôn" thì những quả bom đầu tiên rơi xuống các tàu chiến Mỹ đang đỗ tại Trân Châu Cảng. Đô đốc Kimmen sửng sốt ngạc nhiên kêu lên: "Chuyện gì thế? Có phá hoại chăng?". Trong lúc đó, Đại tá Môlixơn, Tham mưu trưởng lực lượng không quân Mỹ tại quần đảo Hawai gọi điện thoại báo cho Đại tá Philíp, một sĩ quan không quân Mỹ khác cho biết máy bay Nhật bắt đầu tấn công Trân Châu Cảng, thì Đại tá Philíp đã thét to vào ống nói: -Anh điên rồi hả, Fimmi? (tên gọi Môlixơn một cách thân mật). Đến bây giờ mà anh vẫn chưa tỉnh rượu hay sao ?

    Một số sĩ quan hải quân Mỹ ở lại trên tàu chiến cũng như các sĩ quan hải quân Mỹ ở trên bờ cùng các sĩ quan, binh lính không quân, lục quân Mỹ khác trên đảo Ôahu tất cả đều còn nằm trên giường ngủ trong khi các máy bay Nhật bổ nhào trút bom xuống ngay đầu họ. Không một khẩu súng cao xạ nào trên đảo Ôahu nổ súng bắn trả. Không một máy bay chiến đấu nào của Mỹ kịp cất cánh.

    Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia

    Trận chiến diễn ra từ 7 giờ 55 phút đến 9 giờ 45 phút, sáng ngày 7-12-1941, qua hai đợt chính tần công vào bên cảng và sân bay Trân Châu Cảng, hải quân Nhật đã đánh chìm và làm thiệt hại nặng 18 tàu chiến lớn của Mỹ, trong số đó có 8 thiết giáp hạm bị phá huỷ, 232 máy bay chiến đấu Mỹ đang đỗ trên sân bay (gồm 80 máy bay của hải quân và 152 máy bay của lục quân Mỹ). Về phía Mỹ số thiệt hại lên tới 3581 người, trong số đó có 2435 người chết. Do sự tình cờ may mắn cho hải quân Mỹ, 3 chiếc tàu sân bay của hạm đội Thái Bình Dương hôm đó ra khơi diễn tập không có mặt ở Trân Châu Cảng vào sáng ngày 7 Tháng Chạp 1941 nên đã thoát khỏi số phận như các tàu thiết giáp. Về phía Nhật, chỉ thiệt hại có 29 máy bay, phần lớn bị tai nạn khi trở về hạ cánh trên sàn tàu sân bay. Trong suốt 2 giờ liền, bộ phận lớn của hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đỗ tại Trân Châu Cảng hầu như chỉ phơi mình nằm hứng bom và ngư lôi của Nhật mà không chống trả được gì đáng kể.

    Hai chiến hạm USS West Virginia và USS Tennessee bốc cháy ngùn ngụt.

    Khu đỗ máy bay của hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng biến thành đống đổ nát sau vụ tấn công.

    Thắng lợi lớn này của hải quân Nhật thực tế đã loại ra khỏi vòng chiến đấu hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ trong nhiều tháng; tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội Nhật đánh chiếm nhiều nước ở khu vực Đông Nam á, tiến sát đến úc và ấn Độ ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trong Đại chiến thế giới thứ hai. Giới quân sự nước ngoài thường gọi trận Trân Châu Cảng là một bài học về sự mất cảnh giác, không sẵn sáng chiến đấu và chủ quan khinh địch; phía Mỹ bị thiệt hại trị giá đến gần một hạm đội lớn. Việc chuẩn bị cho trận đánh, về mặt công tác tình báo của Nhật đã được tiến hành trong nhiều năm và chuẩn bị tác chiến mọi mặt đã diễn ra hơn 11 tháng để đưa lại thành công cho một trận đánh có ý nghĩa chiến lược trong vòng hai giờ đồng hồ. Cuộc hành trình dài diễn đến 3.500 hải lý (khoảng 6.500 km) của hạm đội đặc nhiệm lớn đã đến gần một căn cứ hải quân chủ yếu của Mỹ mà không bị phát hiện. Trân Trân Châu Cảng cũng mở đầu "thời đại của tàu sân bay" và đánh dấu những ngày, tháng suy tàn cuối cùng của tàu thiết giáp. Ngày nay, danh từ Trân Châu Cảng thường được dùng với ý nghĩa "thất bại nặng nề và thảm hại do mất cảnh giác và lơ là, không sẵn sàng chiến đấu".

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.