Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93326647 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: NHẮC LẠI MỘT KIẾN NGHỊ

    Ngày gửi bài: 07/06/2007
    Số lượt đọc: 2854

    Bùi Trọng Liễu

    Trong tình hình hiện tại rất phức tạp, không đồng đều và đôi khi tự phát của giáo dục đại học của nước ta, một cuộc chấn hưng “toàn bộ” có lẽ khó thực hiện được. Do đó, một trong những kiến nghị của tôi trong thời gian qua là lập ra một vài cơ sở công lập hoàn toàn “mới”, cỡ nhỏ để có sức quản lý cho tốt để làm gương.

    Đồng thời cứ để cho các đại học khác tiếp tục tồn tại, dù là công lập, dân lập hay tư lập, kệ họ phát triển tốt, hoặc lay lắt, hoặc biến đi, miễn là đừng đi lệch hướng. Rồi dần dần sẽ tính sau. Việc lập ra những cơ sở mới bên cạnh những cơ sở cũ (đang tồn tại nhưng không đáp ứng được hết những yêu cầu của thời đại) cũng là chuyện đã xảy ra từ thuở xưa ở nước khác. Thí dụ như ở Pháp, năm 1530, vua François I cho thành lập Collège royal (ngày nay gọi là Collège de France, một cơ sở đào tạo nghiên cứu bậc nhất của nước Pháp) bởi vì nhà vua có những lý do để không hài lòng về đại học Sorbonne thuở ấy. Rồi đến năm 1867 dưới triều hoàng đế Napoléon III, bộ trưởng Victor Duruy thành lập Ecole Pratique de Hautes Etudes cũng trở thành một cơ sở đào tạo nghiên cứu nổi danh ngày nay. Còn nước ta trong quá khứ, đã có lúc chính các vua chúa cầm quyền cũng biết là việc học nước ta không được “ổn”, nhưng có lẽ “hãi” một sự cải cách cho là quá lớn, nên đâm ra rụt rè không dám thực hiện. Thí dụ như thế kỉ 19, vua Gia Long tiếp xúc với phương Tây, có lẽ đã biết rõ tình thế việc học nước ta thuở đó ; rồi tới vua Minh Mạng, đã có lời nói với triều thần: “Lâu nay khoa cử làm cho người ta sai lầm. […]. Học như thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được. […]” (theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim). Huống chi vua Tự Đức! Do đó, tôi nghĩ rằng không nên tiến hành cải cách bằng việc đổ ồ ạt những phương tiện vào những cơ sở cũ, (dù cho có cài một vài tính cách “cho là mới” vào đó), vì như vậy là vừa tốn kém vừa ít hiệu quả. Việc lập ra một cơ sở nhỏ, nhưng hoàn toàn “mới”, mang tính cách “hoa tiêu”, chính là cách tiến hành cuộc chấn hưng có hiệu quả, mà không làm cho các thành phần liên quan bị “hãi”. Bây giờ tôi xin nói, theo ý tôi, thế nào là một cơ sở “mới”:
    1/ Đó là một đại học (công lập) “mới” không có qui mô lớn (có thể lúc đầu chỉ vài trăm sinh viên), nhưng chất lượng phải tương xứng, nghĩa là phải được cung cấp những phương tiện mọi mặt, (kể cả việc sinh viên được miễn học phí, có học bổng, được có chỗ ăn ở đàng hoàng), vv... “Mới” không có nghĩa là phải xây trưòng sở mới, phương tiện sang trọng, vv., mà có nghĩa là: tuyển lại thày “mới” (theo nghĩa rộng: chuyển từ nơi khác sang hay tuyển người mới vào nghề), tuyển trò“mới”, theo một mô hình “mới”.
    2/ Mô hình đại học “mới” đó, nên là 3+2+3, nghĩa là gồm 3 cấp (tương ứng với 3 “đầu ra”, cần phù hợp với thị trường lao động):
    - Cao đẳng - cử nhân : đầu ra là tú tài +3 (hay +4 nếu phải “bổ túc” sinh viên vì trình độ học ở trung học yếu).
    - Thạc sỹ - kỹ sư: đầu ra là tú tài +5.
    - Tiến sỹ : đầu ra là tú tài +8.
    Tôi ở xa nên không rõ thực tế trong nước về các trường Cao đẳng. Nhưng tôi nghĩ rằng sẽ thất sách, nếu như qui định ngay từ đầu rằng có một hệ cho sinh viên « kém » (học ngắn) và một hệ cho sinh viên « giỏi » (học dài), bởi vì như vậy thì các trường cao đẳng có thể bị « rỗng », nước nhà sẽ tiếp tục thiếu « kỹ thuật viên » trung gian giữa công nhân và kỹ sư, cũng như tiếp tục thiếu những chuyên viên hạng trung gian trong các ngành khác, vv. Sự lựa chọn cho học tiếp lên cao hay không, chỉ nên thực hiện khi đã học hết cấp. (Cử nhân giỏi, có khả năng học tiếp, thì mới cho ghi tên học Thạc sỹ , vv.). Theo nghĩa đại học “mới” này, cao đẳng là chặng đầu cho bất cứ sinh viên nào, bất cứ ngành nào. (Về Y, Dược, Nha thì tùy tình hình mà châm chước).
    3/ Trong mô hình đại học “mới” đó,
    Cấp Cao đẳng : 2 năm đầu cấp dành cho học « cơ bản » chung theo một số ngành, năm thứ ba thì tách (tỏa ra) học chuyên môn nghề.
    Cấp Thạc sỹ : năm đầu học cơ bản cấp cao, năm thứ nhì làm « đề án chuyên nghiệp », (không nên lẫn với nghiên cứu và phát minh ra cái mới).
    Cấp Tiến sỹ : chủ yếu là nghiên cứu cái mới, song song với việc bổ túc hiểu biết qua các xê-mi-na (không còn việc học thi, trả bài nữa). Cấp này bao gồm đào tạo và nghiên cứu gắn liền với nhau, chính là cái cấp « đào tạo qua nghiên cứu ».
    Quan trọng không phải ở số năm học (cho nên không nhất thiết phải hoàn toàn đúng số năm nhưnói trên), mà là ở hướng tổ chức và tinh thần học tập. Mô hình 3+2+3 hiện đang đưa vào áp dụng ở Tây Âu, mang tính liên thông trong cộng đồng này, đồng thời tương ứng với cách tổ chức đại học kiểu Mỹ.
    4/ Đại học “mới” này, nên là đại học đa khoa. (Tôi không dám dùng chữ “đại học tổng hợp”, vì quá khứ, tên dùng này trót bị hiểu theo một nghĩa « không đẹp », có thể do bị hiểu lầm : cho cảm tưởng là tuy nhiều khoa nhưng “song song” chứ không “kết hợp”, dù cho là khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật hay khoa học xã hội, nhân văn vv. Đa khoa đây nên hiểu theo nghĩa rộng (đại học “bách khoa » có thể hiểu là đa khoa theo nghĩa này; trái lại “sư phạm”, hoặc “ngoại ngữ” vv. không phải là đa khoa theo nghĩa này, vv.).
    Đã là một kiến nghị, tất nhiên có thể gặp sự đồng ý, cũng như có thể gặp sự phản bác (tôi vui lòng chấp nhận việc này nếu như có giải pháp tốt hơn được nêu ra). Điều đáng lo ngại nhất là sự không có giải pháp thay đổi, trong khi tình hình giáo dục đại học nói chung đang không sáng sủa.

    Cấp bằng cao cho người trình độ không cao ?
    TT - “Chúng ta đang cấp bằng trình độ cao cho những người trình độ không cao”- nhận định này của GS.TS Lê Quang Minh, hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ...
    Nhận định này đã khái quát được vấn đề đáng quan tâm nhất tại Hội nghị tổng kết công tác đào tạo sau đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức trong hai ngày 4 và 5-1 tại Hà Nội.
    Nếu được hàn lâm thì đã tốt!
    Mở đầu phần thảo luận, GS.TS Vũ Minh Giang, phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, nói: “Nhiều ý kiến phàn nàn chương trình đào tạo sau ĐH hàn lâm quá. Tôi thấy nói như thế chưa đúng. Nói đúng phải là nhiều đề tài thạc sĩ, tiến sĩ vô bổ quá. Nếu làm được hàn lâm đã tốt”.
    Trong khi đó đối với đào tạo thạc sĩ, chương trình cũng hết sức lan man. GS.TS Đinh Ngọc Bảo, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nêu một ví dụ thực tế: Khi trường tôi xây dựng chương trình hợp tác đào tạo với một trường ĐH của Úc, đối tác nước ngoài đã không chấp nhận chương trình đào tạo thạc sĩ theo qui định của Bộ GD-ĐT hiện nay vì trong đó có nhiều phần kiến thức lặp lại chương trình ĐH.
    Theo ông Bảo, nội dung chương trình đào tạo thạc sĩ hiện nay quá rộng, trong đó các môn học chung chiếm tới 30% thời lượng, không phù hợp với thông lệ quốc tế.
    Vừa chạy vừa xếp hàng
    Truy tìm nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo sau ĐH thấp, GS.TS Lê Quang Minh nói: khi có chủ trương chuẩn hóa trình độ cán bộ (yêu cầu phải có bằng cấp sau ĐH) đã tạo ra “cầu” quá lớn đối với đào tạo sau ĐH, đòi hỏi các trường phải tổ chức “cung”.
    Nhưng cơ quan quản lý giáo dục lại chưa kịp thời có hệ thống đánh giá, bảo đảm chất lượng đào tạo, các trường vào cuộc khi chưa được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để mở rộng qui mô, vì vậy trong quá trình thực hiện không tránh khỏi vấp váp. Ông Minh gọi đây là tình trạng “vừa chạy vừa xếp hàng, vừa làm vừa chấn chỉnh”.
    Theo GS.TS Vũ Minh Giang, đặc trưng nổi bật của đào tạo sau ĐH phải là thông qua nghiên cứu khoa học để đào tạo, đào tạo phải có nghiên cứu. Chính vì vậy ông Giang đề nghị: phải thay đổi quan niệm đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH, tạo điều kiện để các trường ĐH giữ vị trí nòng cốt về khoa học công nghệ.
    Một giải pháp được ông Giang đề nghị là các trường cần tích cực xây dựng các chương trình đào tạo quốc tế: qua liên kết đào tạo quốc tế sẽ tiếp thu công nghệ đào tạo một cách nhanh nhất, đòi hỏi bản thân các cơ sở đào tạo phải vươn lên ngang tầm với đối tác.
    Phải “kín” thật sự!
    “Gọi là phản biện kín nhưng khi quyết định mời tôi tham gia hội đồng chưa về đến phòng làm việc thì nghiên cứu sinh đã biết mà gọi điện đến...”. Ví dụ thực tế rất cụ thể này của GS.TS Lê Quang Minh đã chứng minh một cách hết sức thuyết phục cho vấn đề được cả bộ lẫn các cơ sở đào tạo đang quan tâm nhất hiện nay: khâu đánh giá chất lượng đào tạo mà cụ thể là luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
    GS.TS Vũ Minh Giang cho rằng chất lượng đào tạo sau ĐH phụ thuộc năm yếu tố: đầu vào (tuyển sinh như thế nào), quá trình đào tạo, đánh giá đầu ra, thị trường sử dụng và theo dõi, phản hồi sau tốt nghiệp. Trong đó, ông Giang cho rằng hai yếu tố quá trình đào tạo và đánh giá chất lượng đầu ra là quan trọng nhất.
    Riêng đối với luận án tiến sĩ, Thứ trưởng Bành Tiến Long thẳng thắn nhìn nhận: Từ khâu đánh giá thông qua đề cương, phân công người hướng dẫn đến các hoạt động chuyên môn của nghiên cứu sinh trong quá trình đào tạo tiến sĩ đều đang lỏng lẻo.
    Không có sự kiểm soát, đánh giá thường xuyên về tiến độ thực hiện đề tài, chất lượng chuyên môn của hội đồng đánh giá luận án chưa cao, thường chọn người “ôn hòa”, “mềm mỏng”, tránh người “hay có ý kiến” khiến buổi bảo vệ luận án trở nên hình thức, việc hoàn thành luận án mang nặng tính hành chính, thiếu tính học thuật cần thiết.
    Ngược lại, từ những ý kiến của các cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo sau ĐH cho thấy một nguyên nhân không kém phần quan trọng là do cơ quan quản lý nhà nước chưa ban hành các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với yêu cầu chất lượng của luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
    Chính vì vậy, nên theo GS.TS Lê Quang Minh “hiện nay rất ít luận án tiến sĩ “được” dưới 9 điểm”. Ông Minh đề nghị tăng số lượng phản biện kín lên và phải “kín” thật sự.
    Mặt khác, bộ cần quan tâm đến việc xây dựng nguồn học liệu mở bằng việc đưa toàn bộ luận án tiến sĩ lên mạng. “Nếu bộ không làm, ngoài “chợ” cũng tự phát hình thành nguồn như thế. Đưa toàn bộ luận án tiến sĩ lên công khai để cả người học và người hướng dẫn đều nâng cao ý thức”.

    Bùi Trọng Liễu



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.