Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Tính điểm trung bình các môn học (TBCM) trong phần mềm School Viewer có gì đặc biệt
07/01/2007

Tóm tắt: Trong một bài viết trước đây chúng tôi đã trình bày sơ lược các điểm cần chú ý đến việc tính tự động điểm trung bình môn học trong phần mềm School Viewer. Bài viết này sẽ đề cập đến một giá trị điểm quan trọng nữa cần tính toán trong phần mềm: đó là điểm trung bình các môn học.


Với mỗi học sinh trong mỗi năm học cần tính giá trị này 3 lần: TBCM cho học kỳ I, học kỳ II và cả năm. Việc tính toán giá trị điểm này có phần hơi phức tạp trong các nhà trường Việt Nam hiện nay vì hiện tại đang tồn tại nhiều cách tính khác nhau giá trị này. Phần mềm School Viewer đã hỗ trợ hoàn toàn cho tất cả các kiểu tính tự động giá trị này, tuy nhiên rất nhiều nhà trường hãy còn lúng túng khi tính toán. Bài viết này nhằm mục đích giải thích và hướng dẫn các thao tác cụ thể để tính toán giá trị điểm này một cách chính xác nhất. Bài viết cũng giới thiệu một số các trường hợp đặc biệt hay gặp trên thực tế liên quan đến việc tính điểm TBCM.

I. Mô hình và công thức tính điểm trung bình các môn trong nhà trường Việt Nam

Điểm trung bình các môn học (TBCM) là một giá trị điểm quan trọng của mỗi học sinh trong nhà trường. Giá trị điểm này cần tính 3 lần trong năm học:

- TBCM học kỳ I (ký hiệu TBCMHK1)

- TBCM học kỳ II (ký hiệu TBCMHK2)

- TBCM cả năm (ký hiệu TBCMCN)

Điểm trung bình các môn kết hợp với các điểm trung bình môn học đóng vai trò quan trọng trong việc xét phân loại học lực và danh hiệu thi đua cho mỗi học sinh.

1.1. Công thức tính điểm TBCMHK

Điểm TBCMHK được tính thông qua các điểm TB môn học của học sinh này trong học kỳ hiện thời. Công thức tính điểm TBCMHK được tính như sau:

Giả sử học sinh được học các môn m1, m2, ...., mN. Các môn học này được gán các hệ số tương ứng là h1, h2, ..., hN.

Các điểm trung bình môn học tương ứng với các môn học này giả sử được tính là: d1, d2, ..., dN. Khi đó giá trị điểm trung bình các môn sẽ được tính theo công thức sau:

TBCMHK = (h1*d1 + h2*d2 + .... + hN*dN)/(h1 + h2 + ... + hN) (1)

Công thức (1) dùng để tính các điểm TBCMHK cho cả học kỳ 1 và học kỳ 2.

Cách tính điểm TBCMHK tương tự công thức (1) hiện đang được sử dụng cho tất cả các khối lớp THCS và THPT trên toàn quốc không phân biệt là thuộc đối tượng điều chỉnh của quyết định 40 hay không.

1.2. Công thức tính điểm TBCMCN

Giá trị điểm TBCMCN được tính theo 2 cách sau đây:

- Cách 1: áp dụng cho các khối lớp THCS và khối 10 THPT phân ban mới trên toàn quốc.

TBCMCN = (h1*d1 + h2*d2 + .... + hN*dN)/(h1 + h2 + ... + hN) (2)

Ở đây d1, d2, ..., dN là các điểm TB môn cả năm của các môn học tương ứng.

Công thức (2) về ý nghĩa hoàn toàn tương tự với công thức (1).

- Cách 2: áp dụng cho các khối lớp còn lại bao gồm toàn bộ các khối lớp 10, 11 của tất cả các trường THPT (cũ, phân ban thí điểm và kỹ thuật) trên toàn quốc.

TBCMCN = (TBCMHK1 + 2*TBCMHK2)/3 (3)

Phần mềm School Viewer sẽ sử dụng một công thức tính TBCMCN tương tự (3) như sau:

TBCMCN = (hsTBCMHk1*TBCMHK1 + hsTBCMHk2*TBCMHK2)/(hsTBCMHk1+hsTBCMHk2) (4)

Các giá trị hsTBCMHk1, hsTBCMHk2 được gán mặc định:

hsTBCMHk1 = 1

hsTBCMHk2 = 2

Do vậy trên thực tế công thức (4) chính là công thức (3).

1.3. Cách tính và áp dụng cho các lớp và học sinh

Như vậy để tính được chính xác giá trị điểm TBCM (cho từng học kỳ và cả năm học) các thông số sau cần được xác định trước cho mỗi học sinh trong nhà trường:

Đối với các điểm TBCMHK cần biết các điểm TB môn học của các môn học và các hệ số điểm tương ứng của từng môn học:

h1, h2, ..., hN (5)

Các hệ số môn học (5) thông thường được gán cho mỗi lớp học.

Đối với giá trị điểm TBCMCN thì:

- Đối với nhóm 1 (THCS và khối 10 THPT phân ban mới), cách tính phụ thuộc vào dãy các hệ số môn học (5) như đã nêu trên.

- Đối với nhóm 2 (các trường hợp còn lại), cách tính phụ thuộc vào các hệ số hsTBCMHk1 và hsTBCMHk2 như đã mô tả trong công thức (4). Các hệ số này cũng được gán với từng lớp học:

hsTBCMHk1, hsTBCMHk2 (6)

Các hệ số (5) và (6) có thể quan sát và thay đổi trong lệnh thuộc tính lớp học và môn học của School Viewer.

Lệnh Nhập dữ liệu -->Dữ liệu tham chiếu -->Thuộc tính môn học sẽ cho chúng ta quan sát và nhập các hệ số (5) cho từng lớp học.

Lệnh Nhập dữ liệu --> Dữ liệu thuộc tính --> Tính chất lớp học sẽ cho phép khai báo các hệ số (6) và khai báo cách tính điểm TBCMCN cho từng lớp học.

Màn hình xem và gán tính chất các lớp học trong School Viewer có dạng sau:

Như vậy cách tính TBCM học kỳ và cả năm trong School Viewer sẽ phụ thuộc vào bảng hệ số môn học gán cho mỗi lớp học và hệ đào tạo được gán cho mỗi lớp trong nhà trường. Các nhà trường cần chú ý để gán các thông tin này một cách chính xác.

II. Bảng hệ số môn học của từng lớp và bảng kiểu hệ số có gì khác nhau?

Một trong các qui định mới của cách tính điểm TBCMCN trong qui định 40/2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo là cách tính giá trị điểm này theo công thức (2) cho các khối lớp THCS và lớp 10 THPT phân ban mới. Cách tính này hoàn toàn dựa trên dãy các hệ số môn học (5) được gán cho mỗi lớp và được dùng để tính chung cho tất cả 3 giá trị TBCMHK1, TBCMHK2 và TBCMCN.

Tuy nhiên trên thực tế các nhà trường không phải bao giờ cũng tuân thủ chính xác theo bảng hệ số môn học của lớp như đã nêu trên. Cũng theo quyết định 40/2006 thì một điểm mới của qui định này là cách thực hiện và tính điểm của các môn học và chủ đề tự chọn. Theo mô hình này việc chọn học các môn tự chọn nâng cao do học sinh được quyền lựa chọn và có thể thay đổi theo từng học kỳ. Có thể đưa ra một vài ví dụ:

- Một lớp học trong học kỳ I chọn các môn học nâng cao là Văn, Toán, Lý nhưng học kỳ II lại thay đổi lại chọn các môn học nâng cao với hệ số 2 là Văn, Toán, Hóa, Sinh. Kết quả cuối năm hệ số các môn học nâng cao để tính điểm TBCM sẽ là Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh. Trong trường hợp này dùng cách tính thông thường các điểm TBCM như đã trình bày ở trên sẽ rất khó và không chính xác.

- Một ví dụ khác sự thay đổi các môn học nâng cao có thể được gán không phải cho từng lớp mà cho từng nhóm học sinh, thậm chí cho từng học sinh độc lập.

Trong các trường hợp đặc biệt như vừa nêu thì chỉ dùng một bảng hệ số môn học ứng với một lớp sẽ không đủ mềm dẻo để tính các điểm TBCM.

Phần mềm School Viewer phiên bản mới 5.0 đã đưa ra một giải pháp mới cho trường hợp này: sử dụng các bảng hệ số môn học riêng biệt độc lập với bảng hệ số môn học tương ứng với từng lớp học. Các bảng hệ số này được gọi là Kiểu Hệ số Môn học. Điểm mới và rất đặc biệt là bảng hệ số môn học của các Kiểu hệ số môn học này sẽ bao gồm 3 dãy số môn học (so sánh với 1 dãy số môn học (5)), các dãy hệ số này sẽ lần lượt tương ứng để tính TBCM học kỳ I, II và cả năm.

Các bảng hệ số dạng (7) như vậy được khởi tạo độc lập và có thể dùng để gán và tính TBCM cho bất cứ đối tượng nào, cho toàn trường, một khối lớp, một lớp hoặc thậm chí từng học sinh. Như vậy mô hình bảng kiểu hệ số đã đáp ứng hoàn toàn các thay đổi về cách tính điểm TBCM và mô hình các môn học tự chọn đã được đưa ra trong quyết định 40.

Để vào màn hình xem và nhập thông tin các kiểu hệ số môn học độc lập hãy thực hiện lệnh:

Nhập dữ liệu --> Dữ liệu tham chiếu --> Kiểu hệ số môn học.

Màn hình nhập bảng hệ số môn học cụ thể của một kiểu hệ số có dạng như hình dưới đây.

III. Các thao tác tính điểm trung bình các môn tự động trong phần mềm School Viewer

Trong School Viewer, các giá trị điểm TBCM được tính bởi các lệnh và thao tác sau:

3.1. Trong lệnh Sổ Cái Lớp

Lệnh Sổ Cái (số ghi điểm) Lớp là lệnh cho phép xem và nhập thông tin bảng điểm của một lớp học theo mô hình của Sổ cái lớp học. Lệnh này nằm trong thực đơn Xem trực tuyến hoặc có thể kích hoạt bằng tổ hợp phím Ctrl-C tại mọi thời điểm. Ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm sẽ được quyền thực hiện lệnh này. Trong lệnh này có thể thực hiện được thao tác tính điểm TBCM cho từng học kỳ và cả năm học.

Màn hình lệnh Sổ Cái Lớp có khuôn dạng như hình dưới đây.

3.2. Lệnh tính điểm trung bình chính thức của School Viewer

Đó là lệnh Tính điểm trung bình và đánh giá từ thực đơn Công cụ. Lệnh này đã có trong School Viewer từ phiên bản đầu tiên.

3.3. Lệnh tính TBCM theo bảng kiểu hệ số cho các trường hợp đặc biệt

Để sử dụng bảng hệ số đặc biệt ta cần dùng lệnh Tính TBCM theo các trường hợp đặc biệt từ thực đơn Công cụ. Lệnh này có chức năng tính điểm TBCM từng học kỳ hoặc cả năm cho từng lớp hoặc một nhóm học sinh nhưng không theo bảng hệ số môn học theo lớp mà theo bảng hệ số đặc biệt (7) đã nhập từ trước trong phần mềm.

Cách tính TBCM theo bảng hệ số đặc biệt cho từng học sinh trong màn hình Sổ Cái Lớp

Trong cửa sổ lệnh Sổ Cái Lớp, tại các ô của cột điểm ĐTBCM nếu kích đúp chuột sẽ thực hiện việc tính giá trị này theo cách mặc định theo bảng hệ số môn học của lớp học (5). Tuy nhiên có thể thực hiện việc tính điểm TBCM tại ô này theo bảng hệ số đặc biệt như sau:

Nháy chuột phải tại ô, ta thấy xuất hiện một thực đơn nhỏ bao gồm 2 lệnh. Chọn lệnh thứ nhất: Tính điểm TBCM theo bảng hệ số, ta sẽ thấy xuất hiện hộp hội thoại chọn kiểu hệ số cụ thể để tính toán cho học sinh này. Nhấn nút Đồng ý để tiến hành tính toán.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=686

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn