Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Cài đặt, đăng ký và khởi tạo dữ liệu nhà trường trong School Viewer
09/03/2008

1. Cài đặt phần mềm School Viewer

Đưa đĩa School Viewer 5.0 vào ổ CDROM, chương trình School Viewer 5.0 Setup sẽ tự động chạy. Trong trường hợp không tự chạy CDROM, bạn vào thư mục Install/Setup trên đĩa, kích hoạt tệp cài đặt Setup.exe. Màn hình cài đặt chương trình xuất hiện, thực hiện theo các chỉ dẫn trên màn hình để cài đặt phần mềm School Viewer 5.0 vào đĩa cứng.


Để thực hiện việc cài đặt, sau khi điền đủ các thông tin cần thiết, bạn kích nút Next. Kích nút Cancel nếu không muốn cài đặt chương trình. Trong quá trình cài, để trở về bước cài đặt trước, bạn kích nút Back.

Các bước cài đặt:

Bước 1: Giới thiệu cách thức cài đặt cùng các thông báo khác.

Bước 2: Thông báo về bản quyền của chương trình. Kích nút Yes để đồng ý với những yêu cầu về bản quyền.

Bước 3: Nhập thông tin tên người sử dụng chương trình và tên trường. Kích nút Next.

Bước 4: Xác định thư mục cài đặt chương trình. Kích nút Next để mặc định cài đặt chương trình vào thư mục C:Program FilesSchool@net.

Kích vào nút Browse và chọn thư mục khác nếu bạn muốn tự xác định vị trí cài đặt của chương trình.

Bước 5: Chọn kiểu cài đặt, chương trình mặc định kiểu Typical, kích nút Next để chuyển sang bước 6.

Thông thường bạn nên chọn kiểu Typical, đây là kiểu cài đặt chương trình đầy đủ nhất. Kiểu Compact sẽ cài những phần tối thiểu để chương trình có thể hoạt động được, còn kiểu Custome cho bạn cài đặt hoặc bỏ cài đặt các ví dụ và tài liệu cho chương trình.

Bước 6: Đặt tên thư mục lưu chương trình. Mặc định là School Viewer 5.0. Kích nút Next.

Bước 7: Quá trình cài đặt được thực hiện

Bước 8: Chương trình yêu cầu khởi động lại máy tính để việc cài đặt được hoàn tất. Chọn mục Yes, I want to restart my computer now và kích nút Finish.

Sau quá trình cài đặt, phần mềm School Viewer mặc định được đưa vào nhóm ứng dụng Programs-->School@net-->School Viewer 5.0.

2. Đăng ký bản quyền phần mềm

Phần mềm School Primary Viewer là phần mềm có bản quyền của Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường. Để sử dụng phần mềm này, các nhà trường cần được cấp phép sử dụng. Việc cấp phép được tiến hành thông qua 2 bước:

1. Nhà trường được cấp 01 Giấy phép sử dụng phần mềm, trên giấy này có ghi các thông tin đăng ký cơ bản của nhà trường. Các thông tin này rất quan trọng trong việc đăng ký License khi sử dụng phần mềm. Giấy phép sử dụng được cấp một lần khi nhà trường mua mới hoặc nâng cấp phần mềm. Với Giấy phép sử dụng, nhà trường được bảo đảm về pháp lý quyền sở hữu và sử dụng phần mềm SVR cài đặt trên các máy tính của trường mình.

2. Đăng ký sử dụng phần mềm (License Registration). Bước này được thực hiện khi khởi động phần mềm lần đầu tiên.

Lần đầu tiên khi chạy chương trình sau khi cài đặt, bạn sẽ được mời vào cửa sổ đăng ký license (Registration) của chương trình.

Để đăng ký license bạn hãy thực hiện lệnh Đăng kí, màn hình nhập các thông tin liên quan đến đăng ký license xuất hiện.

Toàn bộ các thông tin cần nhập của màn hình trên đã được ghi trong Giấy phép sử dụng phần mềm. Nhập đầy đủ và thật chính xác các thông tin về nhà trường và mã sử dụng của chương trình vào vị trí Mã đăng ký. Kích nút Đăng ký, quá trình đăng ký License kết thúc.

Chú ý:

- Thông tin đăng ký cần được nhập chính xác theo Giấy phép sử dụng phần mềm, phân biệt các dấu cách, chữ in hoa và in thường.

- Thông tin đăng ký bản quyền phần mềm được lưu trong một file nhỏ có tên là SVR.BIN. Nhà trường cần cất giữ cẩn thận file này. Nếu file này bị xóa hoặc mất cần phải đăng ký lại theo qui trình đã nêu.

- Vì license của chương trình được cấp cho từng trường nên School Viewer 5.0 có thể được cài trên nhiều máy tính khác nhau của nhà trường. Tuy nhiên, việc khởi tạo dữ liệu chương trình hay ghép nối dữ liệu chỉ nên thực hiện trên một máy tính chủ. Với bộ dữ liệu chuẩn đó, các máy tính khác có thể truy cập vào máy chủ (nếu có quyền), và thông qua mạng LAN, để nhập điểm, xem các báo cáo tổng hợp hoặc in ấn.

3. Giới thiệu màn hình phần mềm SVR

1. Khởi động phần mềm

Khởi động phần mềm bằng cách kích đúp vào biểu tượng

trên desktop hoặc chạy chương trình từ lệnh Start ->All Programs ->School@net ->School Viewer 5.0.

Màn hình Đăng nhập chương trình có dạng:

Để đăng nhập chương trình lần đầu tiên, sử dụng tên truy nhập sysAdmin với mật khẩu rỗng. Đây là tên truy nhập của quản trị hệ thống phần mềm. Với việc truy nhập hệ thống bằng tên sysAdmin, người dùng sẽ tự động là Quản trị hệ thống khi làm việc với mọi CSDL quản lý nhà trường.

Nếu là lần đầu tiên đăng nhập, phần mềm sẽ yêu cầu khởi tạo ngay dữ liệu nhà trường. Các thao tác khởi tạo dữ liệu nhà trường được mô tả trong mục 3.4 dưới đây.

Nếu dữ liệu nhà trường đã có thì phần mềm sẽ tự động mở CSDL trường, mở dữ liệu năm học hiện thời và sẵn sàng để làm việc.

Trong quá trình làm việc với phần mềm chúng ta có thể thực hiện các thao tác sau với CSDL trường:

- Khởi tạo CSDL trường mới (lệnh Tệp -->Tạo mới CSDL).

- Mở CSDL trường (đã có) (lệnh Tệp --> Mở CSDL).

- Đóng CSDL trường (lệnh Tệp --> Đóng CSDL).

- Khởi tạo dữ liệu năm học tiếp theo (lệnh Tệp --> Khởi tạo dữ liệu năm học).

- Chọn năm học khác để làm việc (lệnh Tệp --> Mở dữ liệu làm việc).

Màn hình làm việc chính của phần mềm có hình dạng tương tự sau:

2. Hệ thống thực đơn và thanh công cụ

Hệ thống thực đơn chính của phần mềm bao gồm:

Tệp: Các lệnh liên quan đến dữ liệu hệ thống của nhà trường.

Hệ thống: Các lệnh nhập dữ liệu chung và hệ thống nhà trường.

Nhập dữ liệu: Các lệnh nhập dữ liệu cho năm học hiện thời.

Tổng hợp dữ liệu: Tổng hợp, báo cáo, tìm kiếm và truy vấn dữ liệu học tập nhà trường.

Công cụ: Các công cụ liên quan đến quản lý học tập nhà trường như việc phân lớp đầu năm, quản lý học sinh vào, ra, quản lý thi lại, tính toán điểm trung bình, in ấn các mẫu biểu báo cáo.

Trợ giúp: Các công cụ xem trợ giúp và phiên bản phần mềm

Thanh công cụ hệ thống của phần mềm bao gồm các lệnh được mô tả trong hình vẽ sau (sẽ mô tả cụ thể sau).

4. Khởi tạo dữ liệu nhà trường

Lệnh khởi tạo dữ liệu nhà trường được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Lần đầu tiên chạy sau khi cài đặt chương trình.

- Nhà trường muốn khởi tạo một CSDL mới độc lập với các CSDL đã có hiện thời.

Thực hiện: Việc khởi tạo dữ liệu nhà trường được thực hiện bằng cách chọn Tệp/ Tạo mới CSDL hoặc kích nút lệnh trên thanh công cụ, hoặc cũng có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + N. Quá trình khởi tạo dữ liệu sẽ trải qua qúa trình sau:

- Màn hình chọn bảng mã và font hệ thống:

• Chọn “Bảng mã”, chọn “Phông chữ”. Phông chữ chính là font dùng để thể hiện toàn bộ thông tin dữ liệu nhà trường (ví dụ tên học sinh, giáo viên, môn học, ....). Font chữ này cần phải tương thích với Bảng mã được chọn. Bảng mã ở đây phải hiểu là bảng mã hỗ trợ tiếng Việt. Hiện tại phần mềm SVR 5.0 hỗ trợ 4 bảng mã tiếng Việt 8-bit sau: TCVN3 (1 byte), VNI (2 byte), Vietware_X (1 byte) và Vietware_F (2 byte). Mỗi nhà trường bắt buộc phải chọn 1 và chỉ 1 bảng mã mà thôi. Nếu font và bảng mã chọn đúng thì dòng chữ “Ví dụ hiển thị văn bản” sẽ hiện chính xác, ngược lại dòng chữ này sẽ hiện sai.

• Kích nút Chấp nhận tiếp tục thấy xuất hiện màn hình “Tao moi CSDL buoc 1/5” (sang bước 1).

Bước 1: Màn hình nhập thông tin nhà trường tiếp theo có dạng:

Các thông tin Tên trường, Chỉ số địa phương, Tỉnh/Thành phố, Quận/Huyện được tự động nạp từ Thông tin License bản quyền phần mềm.

Các thông tin khác cần nhập như sau:

• Mã trường, tên tệp dữ liệu chính, thư mục làm việc. Mặc định phần mềm sẽ chọn Mã trường làm tên tệp dữ liệu chính. Chỉ cần nhập tên tệp dữ liệu chính nhà trường, phần mềm sẽ tự động tạo phần mở rộng của tệp là SPD.

• Chọn Kiểu trường: THPT, THCS, Tiểu học, ...

• Chọn loại trường: Công lập, Bán công, Dân lập, Tư thục.

• Nhập địa chỉ cụ thể của trường.

• Nhập điện thoại, fax, email, địa chỉ website của trường (URL).

• Kích nút Tiếp tục để chuyển sang bước 2.

Bước 2: Nhập và xác định danh sách môn học hệ thống nhà trường.

• Chọn danh sách môn học.

• Kích nút Tiếp tục để chuyển sang bước 3.

Bước 3: Nhập và xác định danh sách khối lớp hệ thống sẽ dùng cho năm học hiện thời của nhà trường.

• Chọn danh sách khối lớp của nhà trường. Mặc định hệ thống sẽ nhận tất cả các khối lớp hệ thống tương ứng với kiểu nhà trường. Nếu năm học hiện thời không có khối lớp tương ứng thì kích chọn khối lớp trong DS bên trái và nháy nút Xóa khối lớp. Chú ý rằng lệnh này không xóa khối lớp hệ thống chung nhà trường mà chỉ xóa khỏi năm học hiện thời.

• Kích nút Tiếp tục để chuyển sang bước 4.

Bước 4: Nhập và xác định danh sách nhóm giáo viên nhà trường.

• Chọn nhóm giáo viên. Cũng giống như chọn khối lớp hệ thống. ở bước khởi tạo CSDL chúng ta chỉ có thể xóa nhóm giáo viên hệ thống. Mọi định nghĩa thêm sửa xóa sẽ được thực hiện trong khi thao tác với CSDL.

• Kích nút Tiếp tục để chuyển sang bước 5.

Bước 5: Nhập thông tin niên khóa hiện thời nhà trường. Dữ liệu này dùng để khởi tạo ngay 1 tệp dữ liệu năm học hiện thời nhà trường.

• Chọn niên khoá hiện thời.

• Nhập tên Hiệu trưởng.

• Chọn ngày khai giảng, ca học.

• Nhập một số thông tin thêm về năm học hiện thời.

• Kích nút Kết thúc để tiến hành tạo cơ sở dữ liệu (CSDL) nhà trường.

Trong các bước từ 2 đến 6 nếu muốn sửa một số thông tin ở bước trước hãy kích nút Quay lại.

Sau 6 bước trên, phần mềm sẽ tự động tạo ra 2 tệp dữ liệu nhà trường sau:

- Tệp CSDL chung nhà trường (ví dụ LTK.SPD).

- Tệp CSDL năm học hiện thời nhà trường (ví dụ LTK2005.SPD).

Sau khi click nút Kết thúc màn hình sau xuất hiện:

Kết thúc việc khởi tạo CSDL hộp thoại dưới đây xuất hiện, tức là chúng ta đã khởi tạo thành công CSDL cho nhà trường.

5 Các thao tác chính với dữ liệu nhà trường: Mở, Đóng, Mở dữ liệu năm học

1. Lệnh Mở CSDL nhà trường

Lệnh này có chức năng mở 1 tệp CSDL nhà trường để bắt đầu làm việc.

Theo tác: thực hiện lệnh Tệp --> Mở CSDL từ thực đơn hoặc nhấn nút trên thanh công cụ.

Hộp hội thoại dạng sau xuất hiện cho phép tìm kiếm và mở tệp CSDL trường.

Sau khi mở CSDL, phần mềm sẽ tự động chuyển đến năm học hiện thời để làm việc.

Sau khi mở CSDL, tên tệp CSDL này sẽ hiện tại dòng đầu tiên trên cùng màn hình ghi rõ tên tệp CSDL và năm học đang làm việc như hình dưới đây.

Chú ý quan trọng:

- Nếu bạn đăng nhập chương trình bằng tên sysAdmin thì khi mở CSDL không cần khai báo tên và mật khẩu truy nhập cho CSDL này và bạn đã có quyền Admin với CSDL này.

- Nếu bạn đăng nhập chương trình bằng sysUser thì khi mở CSDL sẽ yêu cầu nhập tên và mật khẩu để truy nhập vào CSDL nhà trường.

2. Lệnh đóng CSDL

Khi đã làm việc xong với CSDL hiện thời mà chưa muốn thoát khỏi chương trình, có thể thực hiện lệnh Đóng CSDL.

Thực hiện lệnh này: Tệp ---> Đóng CSDL.

3. Lệnh mở dữ liệu năm học để làm việc

Mặc định khi làm việc với CSDL nhà trường, phần mềm sẽ mở và làm việc với năm học hiện thời là năm học cuối cùng trong DS các năm học tính từ thời điểm nhà trường bắt đầu sử dụng phần mềm.

Tuy nhiên người dùng có thể mở lại dữ liệu năm học bất kỳ để làm việc. Để thực hiện lệnh này sử dụng lệnh Tệp ---> Mở dữ liệu làm việc.

Hộp hội thoại có dạng sau xuất hiện yêu cầu xác nhận yêu cầu đóng năm học hiện thời để mở dữ liệu năm học khác. Nhấn nút để xác nhận.

Tiếp theo chọn năm học làm việc từ danh sách tại vị trí Niên khóa trong hộp hội thoại dạng sau:

Tìm năm học muốn làm việc và nhấn nút Chọn.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=1867

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn