Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Hướng dẫn sử dụng phần mềm HỌC, DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 2: 3. Bài học Chính tả
01/07/2011

Bùi Việt Hà, công ty Công nghệ Tin học Nhà trường

Luyện chính tả là một nội dung học quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học. Trong chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2, mỗi tuần học sinh được học 2 tiết chính tả. Phần mềm Học-Dạy Tiếng Việt lớp 2 đã mô phỏng tất cả các bài học Chính tả theo SGK Tiếng Việt.


Giao diện của một bài học Chính tả có dạng như hình sau:

Trên màn hình chúng ta thấy bài học bao gồm nhiều hoạt động, mỗi hoạt động tương ứng với một dòng trong hình trên. Có thể kích hoạt và chạy lần lượt các hoạt động trên từ đầu đến cuối hoặc có thể chạy bất kỳ một hoạt động nào theo ý muốn.

Muốn bắt đầu bài học từ hoạt động đầu tiên hãy nháy chuột lên biểu tượng phía dưới bên phải màn hình.

Muốn vào ngay một hoạt động nào đó thì nháy đúp chuột lên dòng chứa hoạt động này trên màn hình chính của bài học.

Sau đây là mô tả cách sử dụng của các hoạt động chính thường có trong bài học Chính tả của Tiếng Việt lớp 2 được mô phỏng trong phần mềm.

1. Tập chép / nghe viết

Bài học tập chép hoặc nghe viết rèn luyện kỹ năng viết chữ Việt nhanh, chính xác sau khi xem mẫu viết hoặc nghe giáo viên đọc trên lớp.

Giao diện của hoạt động này có dạng như hình sau:

Trên màn hình hiện một đoạn văn bản hoàn chỉnh. Học sinh quan sát, đọc và chép nội dung này vào vở tập chép.

Phần mềm hỗ trợ việc nhập một hoặc nhiều hơn số lượng văn bản cần tập chép.

Phần mềm còn có chức năng phóng to, thu nhỏ kích thước chữ trên màn hình.

Giáo viên được quyền thay đổi văn bản đầu vào của bài học.

Trong khung cửa sổ chính là nội dung văn bản cần tập chép. Các nút , dùng để phóng to, thu nhỏ kích thước chữ trên màn hình.

Tiêu đề trên và dưới của văn bản được thể hiện phía trên và dưới của đoạn văn bản.

Nút , có chức năng phóng to đoạn văn bản cần tập chép lên toàn màn hình.

Ví dụ sau thể hiện hình ảnh phóng to toàn màn hình văn bản cần tập viết với chữ đen trên nền trắng.

Văn bản tiếng Việt thể hiện trên màn hình là hoàn toàn chuẩn theo đúng cách viết chữ tiếng Việt theo chương trình và SGK môn Tiếng Việt Tiểu học. Do vậy màn hình này có thể sử dụng thay thế cho bảng khi giáo viên dạy phần kiến thức này.

Trên màn hình này các nút , vẫn có tác dụng.

Đối với hoạt động nghe viết, màn hình có khuôn dạng tương tự như trên, điểm khác biệt là ở chỗ sẽ có thêm nút dùng để nghe lời đọc bài nghe viết của phần mềm.

2. Bài luyện điền chữ, điền vần, điền từ

Một trong những bài luyện quan trọng nhất của bài học chính tả là các bài luyện điền chữ, vần, từ vào các vị trí còn thiếu trong câu. Thông qua bài luyện này, học sinh sẽ hiểu và rèn luyện được các kỹ năng phân biệt các từ, vần, âm vần chính xác.

Giao diện của bài luyện này có dạng sau:

Trên màn hình trong khung cửa sổ chính là một đoạn văn bản với một số vị trí trống được hiển thị bởi dấu "...". Cần điền vào các vị trí này một chữ, âm đầu, âm vần hoặc một từ tương ứng.

Bên cạnh bên phải là hai hoặc 3 âm vần hoặc từ tương ứng. Các chữ hoặc âm vần này cần được chọn để điền vào các vị trí trống trong đoạn văn bản trên.

Cách thực hiện bài luyện tập này như sau:

Cách 1: dùng chuột kéo thả một chữ, âm vần hoặc từ từ khung bên phải vào một vị trí trống và nhả chuột. Làm như vậy cho đến khi điền tất cả các vị trí trống.

Cách 2: nháy chuột tại khung phải để chọn chữ, âm vần, từ cần điền, sau đó nháy chuột vào vị trí trống trong văn bản tại khung cửa sổ chính để điền chữ hay âm vần này. Làm như vậy cho đến khi điền tất cả các vị trí trống.

Muốn xem trợ giúp của phần mềm nháy nút . Khi nháy nút này, phần mềm sẽ hiện tất cả câu hoàn chỉnh trong một vài giây.

Sau khi điền xong cho đoạn văn bản, nháy nút để kiểm tra bài làm đúng hay sai.

Nháy nút để chuyển sang bài luyện tập tiếp theo.

Nút để làm lại bài luyện tập hiện thời.

3. Bài luyện điền dấu

Bài luyện điền dấu có khuôn dạng tương tự bài luyện trên nhưng cần điền các dấu tiếng Việt lên các từ còn thiếu dấu trong bài học.

Giao diện của hoạt động này có khuôn dạng như sau:

Cách thực hiện bài luyện này tương tự trên:

- Hoặc dùng chuột kéo thả các biểu tượng dấu từ cửa sổ bên phải lên các từ trong văn bản cần điền dấu.

- Hoặc thực hiện thao tác: nháy chuột chọn dấu, sau đó nháy chuột lên từ cần điền dấu.

4. Các bài luyện chính tả tự động sinh

Trong phần mềm Học, Dạy Tiếng Việt có rất nhiều các bài luyện tập do phần mềm tự động sinh các dạng bài luyện khác nhau cho học sinh ôn luyện chính tả. Các bài luyện tự động sinh này có rất nhiều dạng khác nhau và được sử dụng rất nhiều trong phần học Chính tả.

Sau đây sẽ mô tả một vài dạng bài luyện như vậy.

Bài luyện điền chữ, âm vần hay từ.

Trên màn hình sẽ tự động xuất hiện một từ, cụm từ tiếng Việt hoàn chỉnh, trong đó còn thiếu một vần hay âm vần.

Học sinh cần quan sát và điền các chỗ còn thiếu này các vần, âm vần từ một danh sách phía dưới.

Cách làm bài: dùng chuột kéo thả các chữ, vần hay từ này vào chỗ trống sao cho chính xác.

Bài luyện điền dấu.

Với bài luyện này, trên màn hình sẽ xuất hiện 1 từ, trong đó có 1 tiếng có màu đỏ là từ đơn cần điền dấu.

Học sinh thực hiện bài luyện này bằng cách kéo thả các dấu chính xác từ một danh sách phía dưới lên vị trí cần điền dấu chính xác.

5. Bài luyện chính tả tìm từ

Bài luyện chính tả tìm từ cũng là một dạng bài luyện hay dùng trong các giờ học, ôn luyện chính tả.

Có 2 dạng của hoạt động này như sau:

- Dạng 1: tìm từ mở.

Trên màn hình sẽ hiện yêu cầu của bài luyện tìm từ: tìm các từ theo một tiêu chí chính tả nào đó, ví dụ tìm các từ chứa vần "ươn" hay "ươt".

Giao diện của hoạt động này như hình dưới đây.

Học sinh sẽ nhập các từ này tại dòng nhập liệu của màn hình. Có thể gọi học sinh nhập trực tiếp, hoặc giáo viên nhập hộ học sinh.

Các từ đã nhập sẽ hiện phía trên trong 1 khung cửa sổ lớn. Giáo viên và học sinh cùng quan sát và xem việc nhập này đúng hay sai.

- Dạng 2: tìm từ chính xác.

Câu hỏi luyện tập giống như trên. Điểm khác biệt là học sinh không cần nhập các từ từ bàn phím mà chỉ cần chọn từ chính xác từ 1 danh sách cho trước.

Giao diện của hoạt động này như hình dưới đây.

Để làm bài, học sinh cần nháy chuột lên từ cần tìm trong danh sách. Phần mềm sẽ tự động nhận biết việc chọn từ như vậy là đúng hay sai và báo ngay trên màn hình.

Hoạt động này rất thích hợp cho một lớp học khi giáo viên muốn cho toàn bộ học sinh cùng tham gia.

6. Bài luyện chính tả ghép từ

Bài luyện chính tả ghép từ có dạng như sau:

Cho trước một cặp chữ hoặc âm vần, ví dụ cho cắp ai/ay.

Học sinh cần nhập trực tiếp từ bàn phím các từ có chứa tiếng chứa một trong hai âm vần trên.

Bài luyện dạng này rất hay được các giáo viên sử dụng trong các giờ luyện chính tả của mình.

Các từ do học sinh nhập vào sẽ hiện ngay trên màn hình. Phần mềm sẽ kiểm tra xem từ này có đúng không, nếu đúng sẽ đưa từ này vào một trong hai cột trên màn hình.

Video Hướng dẫn sử dụng phần mềm HỌC, DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 2: 3. Bài học Chính tả



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=5408

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn