Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Giới thiệu nhanh cách sử dụng phần mềm Học - Dạy Tiếng Việt 1 (phần 2), 2, 3
09/03/2012

Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường

Học - Dạy Tiếng Việt 1, phần Luyện tập tổng hợp và Học - Dạy Tiếng Việt 2, 3 là các phần mềm nằm trong bộ phần mềm hỗ trợ Học - Dạy Tiếng Việt các lớp 1, 2, 3 do Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường phát hành. Các phần mềm này có cấu trúc bài học và cách thực hiện tương đối giống nhau. Bài viết này sẽ hướng dẫn sử dụng nhanh các phần mềm này.

Đây là bộ phần mềm đầu tiên của Việt Nam đã mô phỏng trọn vẹn và đầy đủ tất cả các bài học của sách giáo khoa Tiếng Việt 1, phần Luyện tập tổng hợp và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 3. Tất cả các chủ điểm kiến thức theo tuần với các bài học tập đọc, luyện chính tả, tập viết, kể chuyện, luyện từ và câu, tập làm văn đã được mô phỏng chính xác trên máy tính.



1. Phần mềm có chức năng chính là hiển thị mục lục các chủ điểm tuần và bài học trong tuần theo đúng sách giáo khoa Tiếng Việt tương ứng, giáo viên có thể vào bất cứ bài học nào tùy theo ý muốn

Chức năng chính của mỗi phần mềm là mô tả trọn vẹn tất cả các bài học môn Tiếng Việt có trong sách giáo khoa tương ứng. Nháy chuột vào giữa màn hình tại vị trí cái bảng sẽ vào trang MỤC LỤC chính của phần mềm. Nội dung chính của sách giáo khoa sẽ bao gồm các chủ điểm TUẦN, mỗi chủ điểm Tuần tương ứng với một tệp *.viet. Vậy mô hình tệp *.viet chính là các tệp bài giảng điện tử môn Tiếng Việt được xây dựng trong phần mềm.


2. Mô hình chung các bài học theo chủ điểm TUẦN bao gồm các hoạt động học và dạy, mô hình hoạt động đơn và hoạt động phức hợp 2 mức.

Mô hình bài giảng điện tử môn Tiếng Việt (*.viet) sẽ bao gồm một dãy các HOẠT ĐỘNG học và dạy, mỗi hoạt động này có thể là một hoạt động ĐƠN, chính là một FORM tương tác hoặc là một hoạt động PHỨC HỢP bao gồm một dãy các hoạt động đơn.




Giao diện chính của một chủ điểm Tuần bao gồm nhiều các bài học cụ thể. Mỗi bài học như vậy là một hoạt động Học và Dạy trong mô hình bài giảng *.viet.

Giao diện chính của một bài học. Bài học này sẽ bao gồm các hoạt động đơn, tương ứng theo mô hình mà sách giáo viên Tiếng Việt đã hướng dẫn.

Giao diện một hoạt động đơn cụ thể được thể hiện như một FORM tương tác trên màn hình.


3. Các hoạt động chính của bài tập đọc sẽ bao gồm: luyện đọc, tập đánh vần hoặc đọc từ khó, giải nghĩa từ, luyện đọc hay, trả lời câu hỏi theo nội dung bài học

Tập đọc là một trong những bài học chính của môn Tiếng Việt kéo dài trong suốt các năm học từ lớp 1 đến lớp 5. Các hoạt động chính của bài tập đọc thường bao gồm: luyện đọc, tập đọc từ khó và đánh vần, giải nghĩa từ khó, luyện đọc hay, trả lời câu hỏi, học thuộc lòng. Phần mềm đã mô tả chính xác các hoạt động này theo từng bài học cụ thể.

Có rất nhiều FORM tương tác mô tả các hoạt động này của bài học tập đọc. Sau đây là mô tả một vài trong chúng.


Hoạt động Luyện đọc. Phần mềm thu âm sẵn bài tập đọc. Học sinh và giáo viên có thể cùng nghe bài tập đọc này nhiều lần. Cho phép giáo viên thu âm trực tiếp giọng đọc của mình.

Hoạt động Luyện đánh vần và từ đặc biệt. Phần mềm hỗ trợ tự động phân tích các từ (tiếng) trên màn hình thành âm + vần + thanh. Nháy đúp chuột hoặc nháy chuột phải lên một từ để thực hiện việc phân tích tự động này. Hỗ trợ tốt nhất cho giáo viên giảng dạy phần kiến thức này.

Hoạt động giải thích từ khó. Màn hình hiện các từ khó trong bài và giải nghĩa của nó. Có thể tra cứu giải nghĩa của từ điển học sinh có sẵn trong phần mềm. Giáo viên có thể nhập trực tiếp nội dung các từ cần giải nghĩa này.

Hoạt động Luyện đọc hay. Giáo viên thực hiện trực tiếp trên màn hình các vạch thẳng đứng để gợi ý cho học sinh đọc chính xác.

Hoạt động trao đổi, trả lời câu hỏi của giáo viên theo chủ đề. Giao diện này hỗ trợ cho tất cả các loại câu hỏi mở liên quan kiến thức môn Tiếng Việt.

Hoạt động học thuộc lòng. Phần mềm sẽ lần lượt bỏ đi một số từ có trong đoạn văn để học sinh dần học thuộc lòng bài thơ hoặc đoạn văn bản này.


4. Các hoạt động chính của bài luyện chính tả

Các hoạt động chính của phần luyện chính tả thường bao gồm: tập chép, nghe viết hay nhớ viết, luyện chính tả theo nhiều kiểu dạng bài luyện khác nhau.

Có rất nhiều FORM tương tác mô tả các hoạt động này của bài học luyện chính tả. Sau đây là mô tả một vài trong chúng.


Hoạt động tập chép (nghe viết). Nội dung bài tập chép được thể hiện chính xác trên màn hình. Học sinh chỉ cần nhìn máy tính và chép lại vào vở học bài.

Hoạt động nhớ viết. Bài tập viết sẽ hiện dần các từ, cụm từ để học sinh có thể nhớ và chép vào vở toàn văn bài học này.

Hoạt động bài luyện chính tả điền từ, vần, âm vần chính xác. Học sinh cần kéo thả các từ, âm, vần từ bên phải vào văn bản chính tại các vị trí cần điền.

Hoạt động bài luyện chính tả điền chữ / vần / dấu. Phần mềm sẽ tự động sinh các bài luyện này lấy dữ liệu từ các từ điển chính tả có sẵn trong phần mềm.

Hoạt động tìm từ với yêu cầu cho trước. Giao diện này cũng hay được dùng cho cả các bài học phần kiến thức Luyện từ và câu. Học sinh cần nhập trực tiếp từ cần tìm tại dòng nhập liệu cho đến khi nào đúng thì thôi.

Hoạt động ghép tiếng thành từ. Giao diện này cũng hay được dùng cho cả các bài học phần kiến thức Luyện từ và câu. Cho trước hai tiếng. Học sinh cần nhập các từ hoàn chỉnh có chứa 1 trong 2 tiếng này.


5. Các hoạt động chính của bài học luyện từ và câu

Luyện từ và câu là phần kiến thức quan trọng và được giảng dạy trong suốt các năm học Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Có rất nhiều FORM tương tác mô tả các hoạt động này của bài học luyện từ và câu. Sau đây là mô tả một vài trong chúng.


Hoạt động Tìm một hay nhiều từ dùng để mở rộng vốn từ của học sinh. Học sinh cần quan sát và nháy chuột lên từ cần tìm hoặc nhập từ trực tiếp từ bàn phím.

Hoạt động phân loại từ. Học sinh cần phân loại một dãy từ và sắp xếp chúng vào các cột của bảng cho trước.

Hoạt động trò chơi ô chữ. Hoạt động này rất hay được giáo viên sử dụng để luyện khả năng tìm hiểu vốn từ, mở rộng từ cho học sinh. Rất bổ ích trong giờ học tiếng Việt.

Hoạt động mở rộng vốn từ bằng cách nhập trực tiếp từ vào bảng.

Hoạt động luyện từ và câu bằng cách trả lời hoặc nhập trực tiếp mẫu câu, mầu từ vào một bảng trên màn hình.

Hoạt động phân tích câu. Học sinh cần quan sát và trả lời câu hỏi bằng cách nhập trực tiếp câu trả lời vào các ô trên màn hình.


6. Các hoạt động chính của bài học cần trả lời câu hỏi mở, tập làm văn

Trong chương trình môn Tiếng Việt có rất nhiều phần kiến thức cần được thực hiện bằng tương tác hỏi - trả lời câu hỏi - thảo luận nhóm - viết trả lời. Trong tất cả các bài học chính của môn học như tập đọc, luyện nói, chính tả, từ và câu, tập làm văn, thường xuyên có các dạng kiến thức cần sự giao tiếp như vậy.

FORM tương tác Câu hỏi và Trả lời được dùng để thiết kế các phần học và giảng dạy theo các câu hỏi mở như vậy. Giao diện của màn hình sẽ bao gồm các khu vực chính:
- Khu vực thể hiện câu hỏi và các đáp án, trả lời.
- Khu vực hiện các mẫu trả lời.
- Khu vực hiện các phương án trả lời.
Các công cụ của tương tác hiện tại góc phải trên màn hình.

FORM tập làm văn có giao diện và chức năng tương tự FORM Câu hỏi và trả lời.
Ngoài các khu vực hiện câu hỏi, đáp án, mẫu câu trả lời, các phương án trả lời, giao diện này còn có nút V dùng để hiện màn hình làm bài trực tiếp dành cho học sinh.
FORM tương tác này dùng rất nhiều trong các giờ học tập làm văn, học sinh có thể tập viết và trả lời câu hỏi ngay trên màn hình máy tính.


7. Giáo viên chủ động nhập và thay đổi dữ liệu bài giảng trong mọi hoạt động lõi của bài giảng

Một tính năng rất mạnh của bộ phần mềm Dạy Tiếng Việt là giáo viên được quyền chủ động hoàn toàn đối với nội dung giảng dạy của mình. Giáo viên được quyền thay đổi lại nội dung thông tin, hình ảnh của tất cả các phần kiến thức trong bài giảng.

Trong mô hình bài giảng điện tử môn Tiếng Việt, mỗi chủ điểm Tuần tương ứng là một tệp *.viet, bài giảng này sẽ bao gồm các hoạt động đơn hoặc phức hợp. Mỗi hoạt động phức hợp lại bao gồm các hoạt động đơn. Các hoạt động đơn chính là các FORM tương tác mà giáo viên thực hiện giảng dạy các phần kiến thức lõi của bài học.

Ví dụ mô hình một bài tập đọc điển hình của môn Tiếng Việt sẽ bao gồm các hoạt động đơn sau:

1. Luyện đọc

2. Luyện đọc từ và đánh vần

3. Giải nghĩa từ khó

4. Luyện đọc đúng và hay

5. Trả lời câu hỏi.

Mỗi hoạt động đơn như vậy được thể hiện trên màn hình và giáo viên được quyền thay đổi nội dung của từng hoạt động đó.

Để chủ động nhập, thay đổi dữ liệu của các hoạt động đơn, giáo viên nháy chuột lên nút ở góc phải dưới màn hình, sau đó tiến hành các thao tác nhập trực tiếp dữ liệu. Muốn ghi lại kết quả thì sau khi thay đổi dữ liệu nháy nút Lưu tệp để ghi lại nội dung cho từng hoạt động đơn của bài học.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=6155

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn