Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Thao tác 5. Lệnh nhập câu hỏi chính của Ngân hàng câu hỏi. Phần 1: nhập câu hỏi ngắn
08/06/2013

Sau khi đã nhập xong kỹ năng câu hỏi và ma trận kiến thức, chúng ta bắt đầu có thể nhập câu hỏi. Công việc nhập câu hỏi vào CSDL Ngân hàng câu hỏi là một trong những việc chính và quan trọng nhất của phần mềm. Đây cũng là một công việc khó khăn nhất.

Vì sao việc nhập câu hỏi lại là một việc quan trọng và khó khăn như vậy?


- Một Ngân hàng câu hỏi chỉ có ý nghĩa khi có một số lượng câu hỏi đầy đủ nhiều. Do vậy việc nhập câu hỏi vào CSDL Ngân hàng có ý nghĩa lớn vì nó góp phần làm đầy thêm kho câu hỏi lưu trữ trong Ngân hàng này.

- Tuy nhiên việc nhập câu hỏi vào Ngân hàng không dễ dàng, thậm chí rất khó khăn do người sử dụng có thể không hiếu hết việc phân loại câu hỏi nên nhập sẽ không chính xác. Việc nhập này lại khá nhàm chán nên dễ gây buồn ngủ, nhập sai dữ liệu.

Phần mềm iQB cho phép có rất nhiều lệnh và chức năng cho phép nhập câu hỏi vào CSDL Ngân hàng câu hỏi. Bài viết này mô tả thao tác của lệnh nhập câu hỏi chính của phần mềm.

Giao diện chính của lệnh này như hình dưới đây.


Trên giao diện này thể hiện các thông tin chung, tổng quan về các câu hỏi hiện có trong CSDL hiện thời. Chú ý đến các nút lệnh Tạo mới, Xóa, Sửa là các chức năng cho phép nhập trực tiếp câu hỏi vào Ngân hàng hiện thời. Chức năng của nút Nhập trực tiếp từ Text Editor sẽ được mô tả trong một bài viết khác.

Khi nháy nút Tạo mới hoặc Sửa, phần mềm sẽ mở Hộp hội thoại cho phép nhập mới hoặc sửa câu hỏi hiện thời trong Ngân hàng. Giao diện của Hộp hội thoại nhập 1 câu hỏi trong phần mềm iQB Cat 7.0 như sau.


Cần chú ý đến 6 TAB thông tin nhập liệu chính của mỗi câu hỏi, bao gồm:

Thông tin: phân loại kiểu nội dung câu hỏi.

Phân loại: gán các thuộc tính bắt buộc cho câu hỏi.

Nội dung: nội dung chính, quan trọng nhất của câu hỏi.

Đáp án: nội dung các đáp án, nếu có.

Lời giải: lời giải chi tiết, nếu có.

Thống kê: các tham số khác. Các thông tin này không cần nhập.

Trong các TAB trên, 3 TAB đầu tiên là bắt buộc phải nhập. Cửa sổ nhập Nội dung câu hỏi sẽ phụ thuộc vào việc nhập, phân loại câu hỏi từ TAB Thông tin. Chúng ta sẽ tìm hiểu sau các phân loại này.

TAB Phân loại cho phép người dùng nhập, phân loại các thông tin thuộc tính quan trọng của câu hỏi.


Mô hình phân loại kiểu nội dung câu hỏi có trong phần mềm iQB như sau:


Theo sơ đồ trên, chúng ta thấy riêng các câu hỏi ngắn, phần mềm hỗ trợ 10 kiểu nội dung khác nhau, trong đó Trắc nghiệm có 4 loại, Điền khuyết có 3 loại, Tự luận có 2 loại và Cặp đôi có 1 loại. Chúng ta hãy cùng nhâu tìm hiểu cách nhập 10 loại câu hỏi ngắn này. Sau khi hiểu rõ mô hình các câu hỏi ngắn, câu hỏi dài sẽ dễ dàng tìm hiểu.

1. Câu hỏi trắc nghiệm

1. Câu hỏi trắc nghiệm, nội dung, đáp án lưu riêng biệt

Đây là dạng câu hỏi thường gặp nhất trên thực tế. Nội dung và các phương án trả lời được nhập và lưu trữ riêng biệt. Cho phép nhập max là 9 phương án trả lời. Giao diện nhập câu hỏi này như hình dưới đây.


2. Câu hỏi trắc nghiệm, nội dung lưu cùng đáp án

Đối với dạng câu hỏi này, nội dung toàn bộ câu hỏi bao gồm nội dung + các phương án đều được nhập trong cùng một màn hình và lưu trữ cùng nhau.


3. Câu hỏi trắc nghiệm, nội dung, đáp án lưu riêng biệt. Đáp án động

Đây là dạng câu hỏi khá đặc biệt. Các câu hỏi này có dạng như sau: có 1 nội dung câu hỏi và nhiều phương án đúng và sai được nhập. Khi sinh câu hỏi vào đề kiểm tra, phần mềm sẽ tự động lấy ra ngẫu nhiên 1 phương án đúng và nhiều phương án sai để tạo ra một câu hỏi trắc nghiệm hoàn chính.

Giao diện nhập liệu như hình dưới đây.


2. Câu hỏi điền khuyết

Câu hỏi điền khuyết là loại câu hỏi yêu cầu học sinh điền vào các vị trí trống của nội dung để được nội dung hoàn chỉnh. Câu hỏi loại này có 3 dạng và cùng được nhập trong cùng một giao diện như hình sau.


- Đối với câu hỏi dạng Kéo thả, vị trí cần điền sẽ có dạng , trong đó K lá số thứ tự từ cần điền vào vị trí này. Dãy các từ cần kéo thả (điền) được nhập từ khung bên phải. Cho phép max 9 từ kéo thả.

- Đối với câu hỏi Điền từ, vị trí và từ cần điền sẽ được đưa vào bên trong dấu <>. Ví dụ có nghĩa là tại vị trí này cần điền trực tiếp từ “Hà Nội.

- Đối với câu hỏi Chọn từ, tại vị trí cần điền cần ghi rõ cách tạo ra các từ cần chọn trong dấu <>. Khi làm bài phần mềm sẽ hiện một danh sách các từ ngay tại vị trí cần điền để học sinh tự chọn. Cú pháp của việc ghi trong dấu chọn từ là:

Ví dụ nếu tại vị trí cần điền nhập <2 | Hà Nội | Huế | Sài Gòn>thì khi làm bài cần điền tại vị trí này, phần mềm sẽ hiện một bảng chọn bao gồm 3 từ: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, trong đó phương án đúng là 2. Huế.

3. Câu hỏi cặp đôi

Câu hỏi cặp đôi là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh nối các cặp thông tin một cách chính xác nhất.

Nội dung cần nhập của câu hỏi này bao gồm:

+ Một nội dung chính câu hỏi.

- Một dãy 2 thông tin tương ứng các cặp thông tin cần nối.

Giao diện nhập như hình dưới đây.


4. Câu hỏi tự luận

1. Câu hỏi tự luận, đáp án tường minh

Câu hỏi tự luận đáp án tường minh là loại câu hỏi mà cần chỉ ra N đáp án riêng biệt. Ví dụ các bài tập toán dành cho HS Tiểu học hay thuộc các dang câu hỏi này. Phần mềm cho phép nhập câu hỏi tự luận với 9 đáp án tường minh.


2. Câu hỏi tự luận, đáp án không tường minh

Với loại câu hỏi này, không phân biệt các đáp án độc lập. Phần mềm cho phép nhập riêng nội dung câu hỏi và đáp án.

Đa số các câu hỏi tự luận trên thực tế đều thuộc câu hỏi dạng này.


Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=7108

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn