Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Các yêu cầu chính khi tìm hiểu và tập huấn phần mềm SVR
22/02/2006

Bài 1: Mô hình dữ liệu School Viewer
- Giới thiệu chung mô hình dữ liệu của phần mềm School Viewer: dữ liệu hệ thống (system.svd), dữ liệu chung nhà trường (.svd) và dữ liệu hàng năm nhà trường (20xy.svd).
- Giới thiệu chung hệ thống thực đơn, thanh công cụ và các chức năng chính phần mềm.

Bài 2: Cài đặt, đăng ký bản quyền và khởi tạo dữ liệu
- Các bước cài đặt phần mềm.
- Nguyên tắc đăng ký bản quyền phần mềm và giấy phép sử dụng phần mềm.
- Các bước đăng ký bản quyền sử dụng phần mềm.
- Khởi tạo dữ liệu nhà trường: qui trình và các bước thực hiện.
- Truy nhập dữ liệu nhà trường thông qua SysAdmin và SysUser login.
- Các lệnh Open, Close CSDL nhà trường.
- Lệnh mở dữ liệu năm học nhà trường.

Bài 3: Nhập các thông tin gốc, hệ thống nhà trường
- Các thông tin gốc cần nhập trong dữ liệu chung nhà trường bao gồm:
+ DS Lớp học
+ DS Môn học
+ DS Giáo viên
+ DS khối lớp
+ DS nhóm, tổ giáo viên
+ Thông tin chung nhà trường
- Phân biệt các khối lớp hệ thống (từ khối 1 - khối 12, khối sáng, chiều, toàn trường) và các khối do người dùng tự khởi tạo.
- Các thông tin tham chiếu hệ thống (DS tỉnh, quận, huyện, dân tộc).
- Đặc biệt rất chú ý khi xóa các thông tin hệ thống này vì chúng được sử dụng cho tất cả các dữ liệu năm học của nhà trường.

Bài 4: Khái niệm thời gian hệ thống của phần mềm
- Khái niệm thời gian hệ thống, phân loại thời gian hệ thống trong School Viewer. Vai trò và ý nghĩa của thời gian hệ thống.
- Các chức năng chính của phần mềm liên quan đến từng khoảng thời gian hệ thống: Đầu năm, Học kỳ I, Học kỳ II và Cuối năm.
- Khái niệm ngày làm việc hiện thời. Quan hệ giữa Thời gian hệ thống và ngày làm việc hiện thời.
- Lệnh thiết lập thời gian hệ thống.

Bài 5: Nhập và khởi tạo dữ liệu chính của năm học hiện thời
- Dữ liệu chính của năm học hiện thời nhà trường là gì? Quan hệ của dữ liệu này với dữ liệu chính hệ thống nhà trường.
- Lệnh nhập dữ liệu chính của năm học nhà trường:
+ DS Lớp học
+ DS Môn học
+ DS Giáo viên
+ DS khối lớp
+ DS nhóm, tổ giáo viên
- Nhập phân công Môn - Lớp (đơn giản).
- Nhập bảng PCGD.
Các chú ý quan trọng nhất của bài học này:
- Quan hệ giữa việc nhập dữ liệu chính nhà trường trong năm học hiện thời với việc nhập dữ liệu chính trong dữ liệu chung nhà trường bao gồm DS lớp, môn học, giáo viên, khối lớp và tổ nhóm giáo viên.
- Mỗi lớp cần gán nằm trong một Hệ đào tạo cụ thể. Hệ đào tạo này sẽ quyết định khuôn dạng và thuộc tính của các môn học trong lệnh Phân công Môn - Lớp.
- Với hệ giáo dục THCS hiện tại một số môn học sẽ là môn Xếp loại, điểm số sẽ theo hệ thống A, B, C, D. Các môn học khác thì gọi là môn Tính điểm.
- Hiện tại hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam đang trong chương trình đổi mới và cải cách. Hiện tồn tại khá nhiều chương trình song song với các cách tính điểm trung bình và đánh giá học lực học sinh hoàn toàn khác nhau. Những hệ mà phần mềm SVR đang hỗ trợ bao gồm: THCS mới, THPT cũ, THPT phân ban mới, THPT kỹ thuật. Hệ thống giáo dục Tiểu học được mô tả riêng trong phần mềm SPVR (School Primary Viewer).

Bài 6: Nhập danh sách học sinh nhà trường: trực tiếp
- Mô tả lệnh nhập danh sách học sinh trực tiếp theo từng lớp học. Lệnh từ thực đơn Nhập dữ liệu / Nhập danh sách học sinh. Chú ý lần đầu tiên sử dụng phần mềm SVR bắt buộc phải dùng lệnh này để nhập toàn bộ danh sách học sinh của nhà trường.
- Chú ý các thông tin quan trọng nhất cần nhập của học sinh là: Họ và Tên, Ngày sinh, Nam/nữ. Các tham số này tham gia vào quá trình khởi tạo Mã học sinh. Mã học sinh này sẽ là duy nhất trên toàn quốc và trong vòng 100 năm.
- Có 2 cách nhập: nhập trực tiếp trên lưới hoặc nhập từ một hộp hội thoại cho từng học sinh.
- Có thể nhập gián tiếp thông qua Excel, từ Text File hoặc từ tệp Foxpro (lệnh Import). Các chức năng này tương đối phức tạp lần đầu tiên chưa cần giới thiệu cho các nhà trường.
- Chú ý khi nhập xong từng lớp cần điều chỉnh thứ tự học sinh theo đúng sổ cái của lớp.
- Chú ý rằng thông tin chi tiết về lý lịch học sinh sẽ được lưu trong dữ liệu chung nhà trường! Trong dữ liệu năm học nhà trường chỉ lưu các thông tin liên quan đến năm học hiện thời mà thôi.

Bài 7: Danh sách học sinh đầu năm và phân chia lớp đầu năm học
Mục đích: mô tả qui trình nhập và phân lớp học sinh đầu năm học.
- Giới thiệu toàn bộ qui trình nhập và phân lớp học sinh đầu năm học.
- Mô tả các bước thực hiện lệnh này:
+ Nhập DS học sinh (đầu năm học)
+ Chia nhóm theo các tiêu chí khác nhau.
+ Phân chia lớp theo từng nhóm.
Các chú ý
- Dữ liệu học sinh đầu năm được nhập vào một bộ đệm, không phải là DS học sinh chính như đã mô tả trong bài trên. Dữ liệu đệm này có thể xóa đia bất cứ lúc nào.
- Việc nhập và chia nhóm theo các tiêu chí mà phần mềm đưa ra khá phức tạp.
- Có thể chuyển nhập danh sách học sinh đầu năm học từ Excel hoặc từ phần mềm SEM.

Bài 8: Nhập, điều chính các thông tin thuộc tính quan trọng
Mục đích: mô tả các thông tin tham chiếu và thuộc tính quan trọng nhất của phần mềm liên quan đến công việc tính toán điểm học sinh. Đó là các thông tin:
+ Thông tin về phân loại môn học (tính điểm, xếp loại) được gán cho mỗi phân công MÔN/LỚP.
+ Thông tin về cách tính điểm TBM học kỳ và cả năm của từng môn học đuợc gán cho mỗi phân công MÔN/LỚP.
+ Thông tin về Tiêu chuẩn phân loại học lực (TC PLHL) được gán cho mỗi LỚP HỌC.
+ Thông tin chi tiết về cách phân loại học lực cụ thể của một TC PLHL đang sử dụng cho mỗi LỚP cụ thể.
4 lệnh cần nêu trong bài này là:
- Lệnh điều chỉnh thông tin tham chiếu môn học cho phân công MÔN/LỚP.
- Lệnh điều chỉnh thông tin tham chiếu liên quan đến LỚP HỌC.
- Lệnh nhập, tạo mới, điều chỉnh các phân loại học lực dùng trong nhà trường.
- Lệnh nhập/điều chỉnh cách tính TBMCN của các môn xếp loại (dành riêng cho các trường thuộc khối THCS).
Chú ý: Nội dung của bài học này là quan trọng nhất trong toàn bộ mô hình tính toán của phần mềm School Viewer.

Bài 9: Nhập, điều chỉnh các thông tin tham chiếu khác
Các thông tin tham chiếu khác cần nhập trong bài học này bao gồm:
- Phân loại điểm.
- Tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua.
- Các loại vùng điểm dùng trong các báo cáo, thống kê dữ liệu điểm.
- Khái niệm công thức tính điểm và khả năng gán công thức tính điểm cho các môn/lớp hoặc lớp học trong nhà trường. (Tính năng này rất phức tạp, không cần đi sâu).
- Khái niệm điểm tự định nghĩa và cách làm việc với điểm tự định nghĩa (tính năng này rất phức tạp, rất ít khi dùng và không cần đi sâu).

Bài 10: Nhập hạnh kiểm học sinh
- Giới thiệu lệnh nhập hạnh kiểm học sinh theo từng học kỳ.
- Cách nhập hạnh kiểm nhanh.

Bài 11: Nhập điểm học sinh trong năm học: theo lớp
Mục đích: giới thiệu các tính năng mạnh của chức năng nhập điểm học sinh theo lớp. Đây là một trong các chức năng mạnh và hay nhất của phần mềm.
- Khái niệm điểm trực tuyến. Các thông số của một giá trị điểm.
- Giới thiệu cửa sổ nhập điểm. Các cách nhập điểm nhanh (nhập theo hàng ngang hoặc dọc). Cách nhập điểm 10. Cách nhập điểm thập phân (đối với điểm thi học kỳ).
- Phân biệt điểm Online và điểm Offline.
- Sắp xếp thứ tự học sinh chính xác theo sổ điểm trước khi nhập điểm.
- Giới thiệu các kinh nghiệm và qui trình nhập điểm thực tế. Cách nhập điểm từ sổ cái của lớp học.
- Tiện ích nhập điểm: giới thiệu các lệnh và thao tác chính của các lệnh sao chép, dịch chuyển (theo chiều dọc hoặc ngang), xóa cột điểm. Đây là chức năng rất đặc biệt của phần mềm. Nêu rõ ích lợi của lệnh này trong quá trình nhập điểm.
- Điều chỉnh thuộc tính của từng con điểm.
- Cách tính nhanh điểm trung bình học kỳ của môn học, tính cho từng học sinh hoặc toàn bộ lớp học.
- Chuyển nhập điểm sang môn khác hoặc lớp khác.
- Giới thiệu chức năng cho phép nhập điểm bằng một phần mềm riêng nhập điểm lớp (CMARK).

Bài 12: Nhập điểm học sinh theo sổ điểm giáo viên
Mục đích: Giới thiệu màn hình nhập điểm theo sổ điểm giáo viên. Cửa sổ này dành riêng cho giáo viên để nhập điểm. Các tính năng hoàn toàn tương tự màn hình nhập điểm theo lớp học.
- Điều kiện để nhập được điểm theo sổ giáo viên là bảng PCGD phải được nhập đầy đủ và chính xác.
- Nêu các tính năng màn hình nhập điểm tương tự bài 11.
- Trình bày và nêu chức năng nhập điểm bằng phần mềm riêng nhập điểm giáo viên (TMARK).

Bài 13: Nhập và quản lý điểm học sinh theo sổ cái lớp học
Mục đích: giới thiệu chức năng nhập điểm và quản lý điểm theo Sổ Cái Lớp học. Chức năng này dành riêng cho các giáo viên chủ nhiệm.
- Giới thiệu các chức năng nhập và tính toán điểm của lệnh này.
- Giới thiệu chức năng sắp thứ tự học sinh trong sổ điểm lớp. Cách nhập các tiêu chuẩn sắp thứ tự học sinh. Chú ý rằng phần mềm chỉ lưu một phương án sắp thứ tự học sinh do vậy việc sắp thứ tự học sinh theo phần mềm chỉ mang tính địa phương.
- Cách in Sổ Cái Lớp học điện tử theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bài 14: Quản lý học sinh trong năm học
Giới thiệu các công việc quản lý học sinh trong năm học:
- Nhập học sinh mới
- Chuyển lớp
- Nghỉ học
- Chuyển trường
- Thôi học

Bài 15: Tự động tính toán điểm trung bình, phân loại học lực và danh hiệu thi đua
- Giới thiệu lệnh tự động tính toán điểm trung bình, phân loại học lực và danh hiệu thi đua cho toàn trường hoặc theo từng khối lớp hoặc từng lớp. Đó là lệnh Công cụ --> Tính điểm TB và đánh giá.
Chú ý:
- Phần mềm có các lệnh tính toán riêng biệt điểm trung bình, phân loại học lực hoặc xét danh hiệu thi đua. Tuy nhiên các lệnh riêng biệt này có thể dùng trong 1 lệnh gộp tất cả các chức năng tính toán cho toàn trường.
- Các chức năng tính điểm TB môn học cũng có trong các màn hình nhập điểm như đã nêu ở trên.

Bài 16: Các công việc cuối năm học: tổng quan và qui trình thực hiện
Mục đích: Nêu tổng quát qui trình thực hiện các công việc cuối năm học. Các công việc này thường xảy ra vào hè. Các công việc chính bao gồm:
- Xét duyệt học sinh phải thi lại trong hè (các học sinh còn lại là lên lớp thẳng hoặc lưu ban thẳng).
- In danh sách học sinh phải thi lại và các môn phải thi lại.
- Nhập điểm thi lại.
- Xét lên lớp, lưu ban sau thi thi lại.
- Xét duyệt lên lớp, lưu ban lần cuối trong năm học.
- Đăng bộ học sinh.
Chú ý: Nêu rõ quan hệ giữa các công việc liên quan đến công việc cuối năm. Giới thiệu màn hình End Year Progress để mô tả mối quan hệ này.

Bài 17: Xét lên lớp thẳng, thi lại và nhập điểm thi lại
- Nhập, điều chỉnh các tiêu chuẩn phải thi lại hoặc lưu ban ngay.
- Xét duyệt học sinh thi lại các môn tính điểm.
- Xét duyệt học sinh thi lại các môn xếp loại (dành riêng cho THCS).
- Lệnh nhập điểm thi lại.
- In danh sách học sinh thi lại và điểm thi lại.

Bài 18: Xét duyệt lên lớp, lưu ban cuối năm học
- Giới thiệu màn hình Danh sách học sinh cuối năm (đây là màn hình quan trọng nhất dùng cho việc xét học sinh lên lớp, lưu ban cho toàn bộ nhà trường trong năm học hiện thời).
- Khái niệm Trạng thái Vào/Ra của học sinh trong năm học. Cập nhật thông tin về trạng thái Vào/Ra của học sinh trong năm học hiện thời.
- Lệnh cập nhật Học bạ học sinh.
- Lệnh cập nhật Đăng bộ học sinh.
- Màn hình Đăng bộ học sinh. Ý nghĩa của việc đăng bộ học sinh trong việc quản lý quá trình học tập của học sinh trong thời gian học tại nhà trường. Chú ý: Đăng bộ học sinh được lưu trong tệp dữ liệu chung nhà trường.
- Các lệnh in ấn thông tin học sinh liên quan đến thi lại, lên lớp, lưu ban.

Bài 19: Tổng kết, báo cáo, thống kê kết quả học tập học sinh
Mục đích: Giới thiệu tổng quan và tóm tắt chức năng báo cáo, tổng kết, thống kê dữ liệu học tập của học sinh và giáo viên trong nhà trường.
- Tóm tắt các báo cáo liên quan đến từng học sinh.
- Các chức năng báo cáo theo lớp học.
- Các báo cáo tổng kết của khối lớp học.
- Các báo cáo tổng kết toàn trường.

Bài 20: Các báo cáo thống kê chất lượng giảng dạy giáo viên
Giới thiệu một số chức năng báo cáo liên quan đến chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Các báo cáo liên quan đến từng giáo viên.
- Các báo cáo liên quan đến các nhóm, tổ chuyên môn giáo viên.

Bài 21: Các báo cáo, thống kê theo biểu đồ
Giới thiệu chức năng báo cáo thống kê bằng biểu đồ của phần mềm.
- Khái niệm biểu đồ. Các định nghĩa, khái niệm liên quan đến biểu đồ.
- Nêu ý nghĩa và sức mạnh của các biểu đồ trong việc thống kê, phân tích và tổng kết dữ liệu.
- Lệnh tạo Biểu đồ thống kê điểm chi tiết (điểm cụ thể của học sinh).
- Lệnh tạo Biểu đồ thống kê điểm trung bình của học sinh.

Bài 22: Tích hợp thời khóa biểu trong SVR
- Vì sao cần tích hợp TKB trong SVR? Việc tích hợp này có ý nghĩa gì?
- Các công việc cần chuẩn bị trước khi chuyển nhập dữ liệu TKB vào bên trong SVR. Chú ý các thông tin sau cần đồng bộ giữa SVR và TKB:
+ DS Lớp học
+ DS Môn học
+ DS Giáo viên
- Chú ý quan trọng khi chuyển dữ liệu từ tệp TKB vào SVR: trong TKB có môn học Sinh hoạt, còn trong SVR không có môn học này.
- Mô tả lệnh chuyển nhập dữ liệu TKB. Chú ý trong lệnh này các màn hình quan trọng nhất chính là việc đồng bộ dữ liệu từ TKB vào SVR.
- Kết quả của việc chuyển nhập này là trong SVR sẽ lưu trữ các thời khóa biểu (học kỳ I và II) và bảng PCGD đồng bộ với dữ liệu Thời khóa biểu.
- Lệnh xem và điều chỉnh TKB lớp, giáo viên hàng ngày của SVR. Mô tả lệnh Xem theo Lớp, Xem theo giáo viên từ thực đơn Xem trực tuyến của phần mềm.

Bài 23: Quản lý lớp học và học sinh theo từng tiết học
- Mô tả và giới thiệu lệnh và màn hình Lesson Vỉew của SVR cho phép quản lý các lớp học đến từng tiết học.

Bài 24: Quản lý Chương trình môn học
- Vai trò và ý nghĩa của Chương trình môn học trong công việc quản lý học và dạy trong nhà trường.
- Khái niệm Chương trình Môn học. Các tham số chính liên quan đến Chương trình môn học.
- Lệnh khởi tạo và thay đổi tham số cho chương trình môn học.
- Lệnh nhập phân bổ tiết cho chương trình môn học.
- Gán Chương trình môn học cho các phân công Môn/Lớp.
Chú ý: Chương trình Môn học sẽ được sử dụng nhiều trong phần mềm Quản lý Giảng dạy giáo viên STV (School Teacher Viewer).

Bài 25: Quản lý Qui trình và quá trình nhập điểm học sinh
- Thế nào là Quản lý qui trình và quá trình nhập điểm học sinh.
- Các phương án và cách quản lý thực tế trong nhà trường.
- Cách tiệm cận của phần mềm SVR trong công việc này.
- Lệnh nhập Bảng điều chỉnh điểm. Ý nghĩa của bảng này trong việc quản lý quá trình nhập điểm học sinh.
- Các báo cáo thống kê kiểm tra và quản lý quá trình nhập điểm học sinh (từ lệnh Công cụ --> In ấn các mẫu).

Bài 26: Quản trị người dùng của phần mềm
- Phân biệt hai khái niệm Login và Database User trong SVR:
+ Login: chỉ có 2 Login là sysAdmin và sysUser dùng để truy nhập hệ thống SVR.
+ Database User: hệ thống người dùng của từng CSDL nhà trường. Mặc định sẽ có 1 User đầu tiên là Admin với mật khẩu rỗng.
- Phân loại User trong SVR: 3 mức, mức Ban Giám hiệu (Quản trị), mức Giáo viên (nhập liệu) và mức Học sinh (xem dữ liệu).
- Mô tả lệnh Quản trị người dùng của phần mềm. Mô hình phân quyền cho các User mức 1 (giáo viên).
- Thay đổi mật khẩu người dùng.
- Thay đổi mật khẩu SysAdmin (mật khẩu quản trị hệ thống).

Bài 27: Các lựa chọn hệ thống của phần mềm
Mục đích: giới thiệu nhanh lệnh Lựa chọn hệ thống của phần mềm, qua đó mô tả một số tham số, lựa chọn chính của phần mềm SVR. Một số tham số và lựa chọn sau có thể giới thiệu kỹ hơn:
- Cách gõ điểm số xếp loại và điểm 10.
- Cách thể hiện điểm môn xếp loại.
- Khái niệm Bảng mã và User defined Font của phần mềm.
- Cách thể hiện điểm trực tuyến và kiểu điểm trên các màn hình nhập điểm.

Bài 28: Các tiện ích của phần mềm
Giới thiệu các tiện ích quan trọng sau của phần mềm SVR:
- Lệnh in tự động giấy khen theo mẫu.
- Lệnh in tự động thẻ học sinh theo mẫu.
- Lệnh tìm kiếm học sinh theo các tiêu chí khác nhau.
- Lệnh tạo các báo cáo cho phần mềm EMIS.
- Lệnh in Số Cái Lớp, Số Điểm Giáo viên, Học bạ học sinh, Sổ liên lạc học sinh.
Chú ý: các tiện ích của phần mềm SVR khá nhiều. Tùy theo yêu cầu của các nhà trường mà giới thiệu các tính năng quan trọng nhất.

Bài 29: Chuyển dữ liệu điểm ra HTML và đưa lên Website
- Mô tả lệnh chuyển dữ liệu điểm dưới dạng HTML.
- Giới thiệu các cách đưa dữ liệu này lên Website của nhà trường.

Bài 30: Khởi tạo dữ liệu năm học mới
- Các công việc chuẩn bị cho khởi tạo dữ liệu năm học mới: danh sách kết chuyển lớp, danh sách kết chuyển lưu ban.
- Mô tả lệnh khởi tạo dữ liệu năm học mới.

Bài 31: Bảo hành, bảo trì, sửa lỗi dữ liệu
- Mô tả các lỗi thường gặp khi làm việc với phần mềm.
- Chế độ tự động sao lưu dữ liêu của phần mềm.
- Giới thiệu lệnh sao lưu dữ liệu và tối ưu hóa dữ liệu của phần mềm.
- Mô tả chức năng trợ giúp của phần mềm.
- Hệ thống bảo hành, bảo trì của công ty thông qua email và điện thoại.


URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=92

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn