Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Các yêu cầu chính khi tìm hiểu và tập huấn phần mềm SEM
22/02/2006

Bài 1: Giới thiệu ý nghĩa, cài đặt và các chức năng chính của phần mềm SEM
- Giới thiệu các chức năng chính của phần mềm SEM.
- Phần mềm có thể quản lý được loại kỳ thi nào trong nội bộ nhà trường. Các đặc thù chính của các kỳ thi mà phần mềm có thể quản lý:
+ Tên và mã cuộc thi.
+ Ngày thi
+ Kiểu điểm môn học thi (môn tính điểm hay môn xếp loại)
+ Học sinh thi lấy ở đâu?
+ Có chia túi bài thi và đánh phách hay không.
+ Cách nhập điểm thi.
- Ý nghĩa của phần mềm và dữ liệu kết quả thi của học sinh.
- Phần mềm SEM được cài đặt như thế nào?
- Giới thiệu quan hệ giữa phần mềm SEM và SVR

Bài 2: Mô hình dữ liệu kỳ thi trong phần mềm SEM
- Dữ liệu các kỳ thi trong năm học được lưu trữ ở đâu?
- Ý nghĩa của các tệp *.exm.
- Các thao tác chính làm việc với dữ liệu thi: khởi tạo kỳ thi, mở dữ liệu thi, khóa sổ kỳ thi, backup dữ liệu thi.
- Quan hệ giữa các dữ liệu thi với dữ liệu của phần mềm quản lý học tập SVR.

Bài 3: Các giai đoạn xử lý thông tin chính của một kỳ thi
- Giới thiệu tóm tắt 5 giai đoạn làm việc chính với một kỳ thi nội bộ trong nhà trường:
+ Khởi tạo dữ liệu thi và nhập thông tin hệ thống
+ Chuẩn bị thi: nhập DS học sinh, đánh số báo danh và phân chia phòng thi.
+ Tiến hành thi: nhập tình trạng thi, chia túi bài thi, đánh phách bài thi theo túi bài thi, thiết lập khóa phách.
+ Nhập kết quả thi theo phòng thi hoặc theo túi bài thi. Mở phách và ghép phách bài thi.
+ Xử lý sau thi: tổng hợp kết quả thi, thực hiện các báo cáo thống kê và chuyển kết quả thi sang phần mềm SVR.
- Khái niệm trạng thái thời gian hệ thống và lệnh đặt thông số thời gian hệ thống.

Bài 4: Khởi tạo kỳ thi, nhập các thông tin hệ thống của một kỳ thi
- Mô tả lệnh khởi tạo dữ liệu một kỳ thi mới.
- Nhập các thông tin chính, hệ thống của kỳ thi.
- Nhập nhóm học sinh thi.
- Nhập và đăng ký môn thi cụ thể theo từng nhóm thi.

Bài 5: Các công việc chuẩn bị thi
- Tổng quan các công việc chuẩn bị của một kỳ thi.
- Đăng ký danh sách học sinh thi từ danh sách học sinh hiện tại của nhà trường.
- Nhập danh sách học sinh thi mới.
- Chuyển nhập danh sách học sinh thi từ danh sách học sinh đầu năm của phần mềm SVR.
- Lệnh đánh số báo danh học sinh thi. Các cách đánh tự động số báo danh học sinh.
- Lệnh tự động chia phòng thi.
- Chia phòng thi bằng tay.
- Tinh chỉnh danh sách học sinh trong từng phòng thi.
- In danh sách học sinh thi theo phòng thi và môn học.

Bài 6: Các công việc tiến hành và xử lý thi
- In ấn các mẫu biểu chuẩn bị cho việc tiến hành và theo rõi thi.
- Theo rõi và nhập tình trạng chi tiết các phòng thi.
- Tổng hợp và in ấn tình trạng thi toàn trường theo các phòng thi.
- Thiết lập các túi bài thi, mã hóa tên túi bài thi theo từng phòng và môn học.
- Đánh phách bài thi theo từng túi bài thi.
- Khái niệm mã phách: mã phách mềm và mã phách cứng. Qui trình thiết lập phách, hủy phách và mở khóa phách.
- Lệnh thiết lập mã phách bài thi.

Bài 7: Nhập kết quả thi
- Nhập điểm thi theo phòng thi hoặc theo túi bài thi.
- Mô tả chi tiết màn hình nhập điểm thi.
- Tổng hợp điểm thi theo túi bài thi.
- In điểm thi theo túi bài thi
- Lệnh Mở khóa phách.

Bài 8: Các công việc xử lý sau thi
- Tổng hợp và báo cáo kết quả thi.
- Báo cáo chất lượng kết quả thi.
- Chuyển kết quả thi vào Sổ Điểm lớp học.
- Chuyển kết quả thi vào Danh sách học sinh đầu năm để phân chia lớp học.
- Lệnh Backup dữ liệu thi.
- Lệnh khóa sổ kỳ thi.

Bài 9: Mô hình quản trị người dùng của phần mềm SEM
- Phân loại người dùng trong SEM (mô hình 3 mức của người dùng).
- Vai trò của người dùng Admin.
- Lệnh quản trị người dùng trong SEM.
- Quan hệ giữa người dùng của SEM và SVR.


URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=94

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn