Hotline: 0989 429 288 - 024 62511017

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

TKB Application System
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hỗ trợ khách hàng (124 bài viết)
  • Hoạt động của công ty (56 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (237 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (10 bài viết)
  • Sản phẩm mới (13 bài viết)
  • Download - Archive- Update (20 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (6 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (12 bài viết)
  • School@net 15 năm (15 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (494 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 1
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 1
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 94826334 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Lịch sử phần mềm xếp thời khóa biểu TKB (10): phòng học bộ môn và SF fails (1)

    Ngày gửi bài: 27/12/2012
    Số lượt đọc: 8736

    thời khóa biểuNgay trong quá trình hoàn thiện phiên bản TKB 5.0 với chức năng xếp tự động SF, chúng tôi đã bắt đầu biết và phải tiếp cận với khái niệm phòng học bộ môn.

    Mô hình dữ liệu xếp thời khóa biểu TKB từ 5.0 trở về trước hoàn toàn không có khái niệm phòng học, phòng học bộ môn. Trong mô hình bài toán thời khóa biểu nhà trường phổ thông, mỗi lớp học được xếp cứng vào một phòng học của nhà trường và không thay đổi trong suốt các năm học. Do vậy mô hình bài toán thời khóa biểu trường phổ thông không có khái niệm phòng học.

    Vào khoảng thời gian cuối năm 2004, khi chúng tôi đang chuẩn bị nâng cấp phần mềm lên TKB 5.5 thì dự án phát triển THCS của Bộ GD&ĐT có đến đặt vấn đề với chúng tôi về việc phát triển phần mềm xếp thời khóa biểu cho mô hình phòng học bộ môn. Vào thời kỳ đó khái niệm phòng học bộ môn còn rất mới và xa lạ. Dự án phát triển THCS sẽ thử nghiệm mô hình phòng học bộ môn tại một số trường của tỉnh Hà Tây cũ và Phú Thọ.

    Tôi cũng được dự án THCS mời đi tham gia vào một số hội thảo có liên quan đến phòng học bộ môn vào cuối và đầu năm 2005.

    Tuy nhiên trong tất cả các hội thảo này, hoàn toàn vắng bóng các phân tích của bài toán xếp thời khóa biểu đối với phòng bộ môn, thiếu vắng các qui định, qui chế liên quan đến việc xếp thời khóa biểu đối với phòng bộ môn. Có lẽ một phần là tất cả các nhà giáo, chuyên gia tham gia vào công việc này đều không hiểu rõ bài toán thời khóa biểu.
    Có 3 cách tiếp cận mô hình phòng học bộ môn của bài toán xếp thời khóa khóa biểu trường phổ thông như sau:

    Mô hình 1.

    Các phòng học được thiết lập tương tự như trong trường Đại học. Hệ thống phòng học độc lập hoàn toàn với các lớp học và việc xếp thời khóa biểu sẽ hoàn toàn tương tự như trong các trường đại học.

    Mô hình 2.

    Các phòng học được thiết lập độc lập với các lớp học và phân loại theo từng môn học. Ví dụ các phòng học theo từng môn học Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, ..

    Việc xếp thời khó biểu tương tự như mô hình 1 nhưng cần chú ý đến môn học.

    Mô hình 3.

    Chỉ có một số phòng học môn học chuyên biệt được xác định, ví dụ cá môn cần thực hành nhiều như Lý, Hóa, Sinh. Phần lớn các môn học khác không cần có phòng học bộ môn.
    Quan điểm của dự án THCS lúc đó là Mô hình 2. Họ có 1 tư duy xuyên suốt là theo mô hình mới thì GV ngồi 1 chỗ và HS chuyển dịch theo các phòng học để học, tương tự như các nước phương Tây vậy.

    Mô hình 2 đã được chọn và dự án THCS đã nhờ công ty School@net xây dựng một phần mềm TKB thí điểm cho 4 trường THCS đầu tiên của Hà Tây.

    Ngay từ khi tiếp cận với mô hình này tôi đã thấy không ổn, tôi hoàn toàn nghiêng về Mô hình 3 là mô hình do công ty School@net đưa ra lúc đó.

    Việc thử nghiệm đã không thành công vì chúng tôi không đồng ý với Mô hình 2 ở trên. Thời gian đó 4 trường thử nghiệm ở Hà Tây đã phải xếp thời khóa biểu bằng tay cho mô hình này. Tại một hội thảo tổng kết vào đầu năm 2005, tất cả các nhà trường tham gia dự án thử nghiệm đều nêu ra sự quá bất hợp lý của mô hình này.

    Trong cùng thời gian đó, tôi đã cùng công ty School@net thiết kế xong một mô hình phòng học bộ môn hợp lý theo hướng của mô hình 3. Tại tất cả các hội thảo của dự án THCS tôi đều đăng đàn bảo vệ cho mô hình 3 do chúng tôi đưa ra.

    Mô hình phòng học bộ môn trong phần mềm TKB (mô hình 3) được thiết kế như sau:

    - Trong một nhà trường chỉ có 1 số phòng được gọi là phòng bộ môn, chỉ có 1 sô môn học được gán với phòng bộ môn.

    - Đa số các lớp học và môn học vẫn được học và xếp thời khóa biểu như cũ, chúng tôi gọi là phòng học chuẩn.

    - Phòng học muốn là phòng bộ môn phải được gán thuộc tính là phòng của môn học nào, khối lớp nào.

    - Các lớp muôn học trong phòng bộ môn cũng phải gán tính chất học môn nào trong phòng học bộ môn.

    Mô hình trên đây tuy nhìn thoáng qua có vẻ phức tạp nhưng lại rất hợp lý. Nó kế thừa mô hình xếp thời khóa biểu hiện có (không có phòng bộ môn).

    Chúng tôi đã bắt tay vào thiết kế mô hình bài toán thời khóa biểu cho phòng bộ môn này và dự kiến sẽ đưa vào phần mềm TKB 5.5 vào giữa năm 2005.

    Nhưng chúng tôi cũng không biết rằng đang có quá nhiều khó khăn ở phía trước.


    Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.